ảnh minh hoạ
“Con cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Gạo đã vơi, nước mắt giờ đã cạn, những cảm giác về đớn đau, mất mát trong chị Phạm Thiện Tâm hầu như không còn nữa, tất cả chỉ là trống rỗng, chết lặng. Chỉ trong vòng 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2012 hai tai ương khủng khiếp đã ập lên gia đình chị. Năm 2009, đứa con trai duy nhất của chị, em Trịnh Hoàng Quý, vừa mới 17 tuổi bị tai nạn lao động cụt mất bàn tay phải, khi đi làm công nhân cho nhà máy giày dép tại thành phố Hồ Chí Minh. Chạy chữa điều trị cho con chưa dứt nợ, con tật nguyền chưa thể làm gì, đang đi giúp việc nhà cho người ta tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012, chị nhận được hung tin, chồng bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh ngoài đường, thân nhân không ai hay có người tốt bụng đưa vào bệnh viện dùm. Bàng hoàng về đến nơi, chị mới biết anh Trịnh Minh Cảnh chồng chị bị chấn thương sọ não. Những ngày chăm sóc chồng, chạy vạy tiền bạc lo cho anh qua khỏi đã là kỳ tích. Những người ở bệnh viện Cái Nước thường thấy một người phụ nữ nuôi bệnh mỗi bữa chỉ ăn nửa chén cơm không thức ăn. Rồi anh Cảnh xuất viện, một mình chị làm tất cả những gì có thể để duy trì mái ấm gia đình.
Chị Thiện Tâm tâm sự “Từ đó tới giờ làm cái gì có tiền là tui làm à, buôn bán cũng có, người ta mướn gì làm nấy cũng có, coi như thấy gì làm ra tiền được là mình làm... thu nhập nhiều khi cũng có nhiều khi cũng không, chuyện gì mình cũng làm. Mình thấy thất thoát, không có thu nhập thì mình bỏ mình làm chuyện khác. Giờ chiên bánh tổ yến bán, năm ngoái có bán vé số nhưng năm nay bán hổng nỗi tại cái giò đau đi không được”
Làm bất cứ thứ gì hợp pháp miễn là có tiền, nhưng nhiều lúc trắng tay. Từ bán vé số, bán quần áo may sẵn giá rẻ, đến đi giúp việc nhà cho người ta. Từ bán bánh dừa, bánh tai vạc, đến bánh bò, thân cò Thiện Tâm ngày càng gầy guộc và nợ nần không lối thoát. Mới 48 tuổi nhưng nhìn chị cứ ngỡ bà cụ 60. Chồng ngồi một chổ không làm lụng được, con trai tập tành ráp lú mướn, năng suất lao động bằng 1/6 người thường. Hiện làm bánh bò bán ngày kiếm 5 mười ngàn mua gạo. Bà con trong xóm thương tình, mua dùm dù món ngon khách bán đầy.
Chị Phạm Thị Thanh, chị ruột của chị Thiện Tâm ở gần nhà bày tỏ “chồng con bị tai nạn em tôi phải đi ở mướn, nhưng chồng con nó không ai chăm sóc phải ở nhà, rồi ở nhà quá khổ đi làm tiếp, rồi trở về buôn bán, đằng này có gì cho nấy, thấy nó ốm chỉ còn da bọc xương như vậy biết nó khổ cở nào”
Dù bị chấn thương sọ não, dù lúc tỉnh lúc mê, nhưng trong tiềm thức của anh Trịnh Minh Cảnh, chồng chị Thiện Tâm vẫn biết đâu là chiếc phao cứu sống mình. Ngoài vợ, những khi tỉnh anh Cảnh lại lấy cuốn sổ trợ cấp cho người khuyết tật nặng ra nâng niu, sau đó cất thật kỉ vì sợ mất. Khoảng tiền trợ cấp chưa tới 300 ngàn đồng một tháng đối với gia đình anh là tài sản lớn. Gia đình thuộc dạng hộ nghèo, anh, chị, con trai được cấp thẻ bảo hiểm y tế cũng đỡ đần lúc ốm đau, nhưng, chị Thiện Tâm sợ nhất mùa mưa đến không mua gánh báng bưng được và phải xa chồng, xa con lên thành phố làm thuê.
Ông Tô Hoàng Nhậm – Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ môi côi và người khuyết tật xã Phú Hưng cho biềt “sau khi anh Cảnh bị tai nạn thì về phía hội bảo trợ cũng thông qua với lãnh đạo UBND xã làm thủ tục để anh Cảnh nhận trợ cấp hàng tháng”
Em Hoàng Quý, con trai chị Thiện Tâm đang làm lại cái chái trước nhà, rồi nhận đồ về ráp lú ăn công. Người bình thường làm một ngày được 6 cái lú, Quý chỉ còn một bàn tay nên làm chưa đến 2, có còn hơn không. Chị Thiên Tâm ngày làm bánh đi bán, tối về cùng con ráp lú đây là hướng mở cho gia đình có cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nhưng cái lo còn hiện hữu là chị đang bị viêm khớp nhưng chỉ uống thuốc cầm cự,không được điều trị tới nơi tới chốn.
Chị Thiện Tâm bộc bạcb “Giờ tôi mong ước có tcó ít đỉnh vốn làm ở nhà, chứ tháng mưa buôn bán không được phải lên thành phố giúp việc nhà cho người ta, bỏ cho con nó ở nhà, đến mùa nắng buôn bán được với về nhà”.
Cuộc sống gia đình nhờ 2 công rưỡi vuông và đôi vai của Chị Tâm
Nợ tiền trị bệnh cho con, cho chồng còn đó, năm rồi, sau khi được cấp thẻ bảo hiểm y tế dành cho hộ nghèo, chị Thiện Tâm tiếp tục đi hỏi tiền đặng đưa anh Cảnh đi ráp hộp sọ. Đến bệnh viện người ta thông báo giờ chỉ có sọ nhân tạo, bởi sọ gửi nuôi không còn. Không đủ tiền ráp sọ nhân tạo nên chị đành mang tiền về trả và tiếp tục mang nợ cũ hơn 40 triệu đồng. Nhà chỉ còn 2,5 công vuông, dủ không có tôm chỉ có cá phi, nhưng chị cố gắng không bán đất vì bán rồi lấy đâu ra cá ăn hàng ngày? Những lúc ngủ mơ thấy bán đất giật mình thức dậy chị Thiện Tâm chỉ biết khóc và mong điều kỳ diệu sẽ đến./.
Thiên Ân