Lực lượng thuyền viên Philippines được đánh giá có kiến thức chuyên môn tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp, qua đó giúp cho mức lương của thuyền viên của Philippines cao hơn hẳn so với thuyền viên tại các quốc gia khác.
Để trở thành thuyền viên trên các tàu hàng quốc tế, thủy thủ phải có sức khỏe tốt, ý thức kỷ luật cao, sức chịu đựng sóng, gió, bão tố và rủi ro. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật và khả năng ngoại ngữ tốt cũng là hai điều kiện cần để có mặt trên tàu quốc tế. Ngoài ra, do đặc thù của nghề thuyền viên trên các chuyến tàu quốc tế phải chịu sự kiểm soát, điều chỉnh của luật hàng hải quốc tế và các nước sở tại (pháp luật của nước tàu treo cờ, nước có cảng tàu ghé qua và nước mà thuyền viên mang quốc tịch), thuyền viên cần phải có trang bị tốt kiến thức pháp luật và xã hội tại các nước có nhiều tàu hàng đi qua.
Dựa trên sự đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, Chính phủ Philippines đặc biệt quan tâm đến lực lượng thuyền viên của quốc gia này. Mức lương dành cho thuyền viên được Chính phủ Philippines đưa ra dựa trên tiêu chuẩn của Liên đoàn Lao động Vận tải Quốc tế (IFT), vốn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, trong khi đó ngành nghề này lại được áp dụng mức thuế thu nhập rất ưu đãi từ Chính phủ.
Bên cạnh những ưu đãi về mặt tài chính, Chính phủ Philippines cũng coi trọng việc xây dựng hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của thuyền viên trên các chuyến tàu quốc tế. Vào năm 1995, Philippines đã đưa ra Đạo luật Người và Công nhân Philippines làm việc tại nước ngoài với trọng tâm đặt vào việc bảo vệ các quyền lợi pháp lý của lực lượng thuyền viên Philippines, đồng thời quản lý chặt chẽ các nhà tuyển dụng nhằm tránh việc tuyển dụng vi phạm pháp luật.
Để nhận được các ưu đãi trên từ Chính phủ, các thuyền viên Philippines được yêu cầu trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và luật pháp. Vào năm 2002, Chính phủ Philippines đã đưa ra chiến lược quốc gia nhằm cải thiện chất lượng của các thuyền viên Philippines, đồng thời áp dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin liên lạc hàng hải làm trọng tâm cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Để có thể trở thành thuyền viên quốc tế, công dân Philippines được yêu cầu phải có bằng Cử nhân Khoa học Vận tải biển và Cử nhân Khoa học Kỹ thuật Hàng hải hoặc khóa học cơ bản của các thủy thủ từ các trường học hàng hải. Hệ thống giáo dục hàng hải cũng được Chính phủ Philippines tập trung phát triển. Hiện tại, Philippines có khoảng 80 đến 100 trường hàng hải có thẩm quyền cấp các loại bằng và chứng chỉ trên sau khi học viên hoàn thành khóa đào tạo 3 năm (bao gồm 12 tháng thực tập trên tàu biển) và kỳ thi thuộc Hội đồng Quản trị thủy thủ quốc gia.
Để trở thành thủy thủ có đăng ký ở Philippines, người nộp đơn cần phải có hộ chiếu thuyền viên (SRIB) được cấp bởi Cơ quan Công nghiệp Hàng hải (MARINA) cùng với các tài liệu chứng minh rằng người nộp đơn đã vượt qua các yêu cầu về tiêu chuẩn tối thiểu nghề thuyền viên dựa trên Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW), phù hợp với các quy tắc và quy định của IMO. Bên cạnh đó, lực lượng thuyền viên cũng được yêu cầu phải nắm rõ các quy định mới nhất của Luật Hàng hải Quốc tế, đồng thời phải có khả năng xử lý tình huống bất ngờ và trang bị kiến thức xã hội của các quốc gia điểm đến.
Với những chính sách ưu đãi cùng với yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng đào tạo, lực lượng thuyền viên Philippines được các quốc gia có đường hàng hải đánh giá rất cao. Vào năm 2009, trong cuộc họp chung thứ 28 của cố vấn cao cấp Công ty Komatsu Ltd. Nhật Bản - Philippines, cố vấn cấp cao Toshitaka Hagiwara tuyên bố rằng, 70% hoạt động hàng hải của Nhật Bản là do thủy thủ người Philippines quản lý. Theo Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Công ty Hàng hải Magsaysay Doris Magsaysay-Ho, trên tàu của Nhật Bản có hơn 28.000 thủy thủ đoàn Philippines. Mặc dù được xếp loại là “các thành viên đặc biệt không có quốc tịch”, nhưng những thủy thủ Philippines đã chiếm 55% số thành viên của Hiệp hội Tất cả các thủy thủ Nhật Bản. Vào năm 2007, Thuyền trưởng Rudy Lupton - chỉ huy trưởng của Blue Ridge USS (LCC-19) (tàu chỉ huy tại Thái BìnhDương của hạm đội 7 Hoa Kỳ) cho biết, khoảng 120 người trong số 650 thủy thủ USS Blue Ridge là người Philippines.
Sự uy tín của lực lượng thuyền viên Philippines còn được Tổng Thư ký của IMO Efthimios E. Mitropoulos mô tả là “những anh hùng vô danh” của một “ngành công nghiệp không có tiếng tăm”. Mitropoulos còn tuyên bố rằng: “Cộng đồng quốc tế nên tôn vinh những người đi biển Philippines vì những đóng góp của họ cho việc vận chuyển biển và thương mại biển quốc tế. Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng nói rằng, nhiều thanh thiếu niên Philippine sẽ tham gia vào nghề của thủy thủ
Lực lượng thuyền viên Philippines được đánh giá có kiến thức chuyên môn tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp, qua đó giúp cho mức lương của thuyền viên của Philippines cao hơn hẳn so với thuyền viên tại các quốc gia khác.Để trở thành thuyền viên trên các tàu hàng quốc tế, thủy thủ phải có sức khỏe tốt, ý thức kỷ luật cao, sức chịu đựng sóng, gió, bão tố và rủi ro. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật và khả năng ngoại ngữ tốt cũng là hai điều kiện cần để có mặt trên tàu quốc tế. Ngoài ra, do đặc thù của nghề thuyền viên trên các chuyến tàu quốc tế phải chịu sự kiểm soát, điều chỉnh của luật hàng hải quốc tế và các nước sở tại (pháp luật của nước tàu treo cờ, nước có cảng tàu ghé qua và nước mà thuyền viên mang quốc tịch), thuyền viên cần phải có trang bị tốt kiến thức pháp luật và xã hội tại các nước có nhiều tàu hàng đi qua.Dựa trên sự đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, Chính phủ Philippines đặc biệt quan tâm đến lực lượng thuyền viên của quốc gia này. Mức lương dành cho thuyền viên được Chính phủ Philippines đưa ra dựa trên tiêu chuẩn của Liên đoàn Lao động Vận tải Quốc tế (IFT), vốn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, trong khi đó ngành nghề này lại được áp dụng mức thuế thu nhập rất ưu đãi từ Chính phủ. Bên cạnh những ưu đãi về mặt tài chính, Chính phủ Philippines cũng coi trọng việc xây dựng hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của thuyền viên trên các chuyến tàu quốc tế. Vào năm 1995, Philippines đã đưa ra Đạo luật Người và Công nhân Philippines làm việc tại nước ngoài với trọng tâm đặt vào việc bảo vệ các quyền lợi pháp lý của lực lượng thuyền viên Philippines, đồng thời quản lý chặt chẽ các nhà tuyển dụng nhằm tránh việc tuyển dụng vi phạm pháp luật.Để nhận được các ưu đãi trên từ Chính phủ, các thuyền viên Philippines được yêu cầu trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và luật pháp. Vào năm 2002, Chính phủ Philippines đã đưa ra chiến lược quốc gia nhằm cải thiện chất lượng của các thuyền viên Philippines, đồng thời áp dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin liên lạc hàng hải làm trọng tâm cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Để có thể trở thành thuyền viên quốc tế, công dân Philippines được yêu cầu phải có bằng Cử nhân Khoa học Vận tải biển và Cử nhân Khoa học Kỹ thuật Hàng hải hoặc khóa học cơ bản của các thủy thủ từ các trường học hàng hải. Hệ thống giáo dục hàng hải cũng được Chính phủ Philippines tập trung phát triển. Hiện tại, Philippines có khoảng 80 đến 100 trường hàng hải có thẩm quyền cấp các loại bằng và chứng chỉ trên sau khi học viên hoàn thành khóa đào tạo 3 năm (bao gồm 12 tháng thực tập trên tàu biển) và kỳ thi thuộc Hội đồng Quản trị thủy thủ quốc gia. Để trở thành thủy thủ có đăng ký ở Philippines, người nộp đơn cần phải có hộ chiếu thuyền viên (SRIB) được cấp bởi Cơ quan Công nghiệp Hàng hải (MARINA) cùng với các tài liệu chứng minh rằng người nộp đơn đã vượt qua các yêu cầu về tiêu chuẩn tối thiểu nghề thuyền viên dựa trên Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW), phù hợp với các quy tắc và quy định của IMO. Bên cạnh đó, lực lượng thuyền viên cũng được yêu cầu phải nắm rõ các quy định mới nhất của Luật Hàng hải Quốc tế, đồng thời phải có khả năng xử lý tình huống bất ngờ và trang bị kiến thức xã hội của các quốc gia điểm đến. Với những chính sách ưu đãi cùng với yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng đào tạo, lực lượng thuyền viên Philippines được các quốc gia có đường hàng hải đánh giá rất cao. Vào năm 2009, trong cuộc họp chung thứ 28 của cố vấn cao cấp Công ty Komatsu Ltd. Nhật Bản - Philippines, cố vấn cấp cao Toshitaka Hagiwara tuyên bố rằng, 70% hoạt động hàng hải của Nhật Bản là do thủy thủ người Philippines quản lý. Theo Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Công ty Hàng hải Magsaysay Doris Magsaysay-Ho, trên tàu của Nhật Bản có hơn 28.000 thủy thủ đoàn Philippines. Mặc dù được xếp loại là “các thành viên đặc biệt không có quốc tịch”, nhưng những thủy thủ Philippines đã chiếm 55% số thành viên của Hiệp hội Tất cả các thủy thủ Nhật Bản. Vào năm 2007, Thuyền trưởng Rudy Lupton - chỉ huy trưởng của Blue Ridge USS (LCC-19) (tàu chỉ huy tại Thái Bình Dương của hạm đội 7 Hoa Kỳ) cho biết, khoảng 120 người trong số 650 thủy thủ USS Blue Ridge là người Philippines.Sự uy tín của lực lượng thuyền viên Philippines còn được Tổng Thư ký của IMO Efthimios E. Mitropoulos mô tả là “những anh hùng vô danh” của một “ngành công nghiệp không có tiếng tăm”. Mitropoulos còn tuyên bố rằng: “Cộng đồng quốc tế nên tôn vinh những người đi biển Philippines vì những đóng góp của họ cho việc vận chuyển biển và thương mại biển quốc tế. Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon từng nói rằng, nhiều thanh thiếu niên Philippine sẽ tham gia vào nghề của thủy thủ.
Theo Tạp chí Giao thông