Kế hoạch xác định tai nạn thương tích thường được chia thành hai nhóm lớn là tai nạn thương tích không có chủ định và tai nạn thương tích có chủ định. Việc phòng chống tai nạn thương tích được thực hiện bằng các biện pháp phòng ngừa chủ động và phòng ngừa thụ động.
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh và người dân thông qua các hoạt động tuyên truyền giao dục; Xây dựng môi trường sống an toàn tại các gia đình, trường học và cộng đồng trên địa bàn huyện; 90% hộ gia đình, cộng đồng xã hội và trẻ em được phổ biến, tuyên truyền về chính sách pháp luật, kiến thức và kỹ năng cơ bản phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Tăng cường dạy bơi cho học sinh bằng nhiều hình thức; 100% trẻ em khi tham gia giao thông đường thủy sử dụng áo phao; 80% học sinh tiểu học và THCS được học kỹ năng bơi và kỹ năng cứu đuối, tự cứu đuối; Phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ em bị tai nạn thương tích cho mạng lưới y tế cơ sở và đội ngũ cộng tác viên phòng, chống tai nạn đuối nước, tại nạn thương tích tại cộng đồng; Khuyến khích các cá nhân, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp kinh doanh hồ bơi trên địa bàn huyện.
Một trong những nội dung trọng tâm của Kế hoạch là xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em: Tiếp tục xây dựng, đánh giá, nhân rộng mô hình Trường học an toàn phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích trẻ em tại các trường mầm non, các trường phổ thông trên địa bàn; Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống tai nạn giao thông và tai nạn đuối nước; Triển khai các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, vui chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học; Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, công nhận các trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Xây dựng, đánh giá và nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em tiêu biểu. Triển khai các văn bản các cấp về vấn đề đuối nước trẻ em, đưa ra các nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra đuối nước ở các địa phương; kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về vấn đề đuối nước trẻ em làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp phòng chống đuối nước; Rà soát và cắm các biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn... tại các khu vực có nguy cơ đuối nước cho trẻ em;
Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 15 ngày 10/5/2012 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện thủy; Phát động phong trào học bơi, dạy bơi an toàn trên địa bàn huyện. Tổ chức dạy bơi cho trẻ em trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ … và cấp chứng chỉ đã qua lớp học bơi cơ bản; Tổ chức tập huấn cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước.Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên dạy bơi cho trẻ em; Tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu, kỹ thuật cứu đuối cho cộng tác viên tại cộng đồng, cán bộ y tế thôn xóm, cán bộ của các ban ngành, đoàn thể tham gia công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại cộng đồng…
Đánh giá và nhân rộng mô hình An toàn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các trường mầm non, cấp học phổ thông; Tổ chức tuyên truyền và giáo dục cho trẻ em kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ…
Ong Vò Vẽ