Nissan tạm ngừng sản xuất tại Nhật do dịch corona

Nissan sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên phải tạm ngừng sản xuất tại một nhà máy ở Nhật do gián đoạn nguồn cung phụ tùng từ Trung Quốc.

Nhấn để phóng to ảnh

Nissan sẽ bắt đầu tạm ngừng sản xuất tại nhà máy của hãng ở Kyushu, tây nam Nhật Bản, do dịch corona chủng mới bắt đầu gây ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự gián đoạn này có thể ảnh hưởng tới sản lượng khoảng 3.000 xe.

Nissan sẽ tạm đóng hai dây chuyền sản xuất tại nhà máy Kyushu từ ngày 14/2. Việc này một lần nữa cho thấy sự phụ thuộc của các nhà sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc.

Nissan hiện chưa lên tiếng bình luận gì về thông tin này.

Sản lượng của Nissan ở nhà máy Kyushu đạt khoảng 434.000 xe trong năm tài chính 2018, theo trang Nikkei; trong đó, khoảng một nửa dành cho thị trường nội địa.

Nissan sẽ tạm dừng một dây chuyền sản xuất khác, dây chuyền chủ yếu sản xuất xe phục vụ xuất khẩu, vào ngày 17/2.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (dịch viêm phổi Vũ Hán) đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và gây ảnh hưởng tới cả các nhà máy ở nước ngoài.

Tại Hàn Quốc, Hyundai, Kia và Renault đều đã công bố đóng cửa nhà máy do gián đoạn nguồn cung phụ tùng từ Trung Quốc

Vắng bóng đại diện các hãng xe Trung Quốc tại Triển lãm ô tô Ấn Độ

Trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp Vũ Hán diễn biến phức tạp, nhân sự địa phương sẽ thay thế đại diện các hãng xe Trung Quốc tại Triển lãm ô tô Ấn Độ 2020 đang diễn ra ở Greater Noida.

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiều phóng viên và khách mời đã đeo khẩu trang khi xem ra mắt xe mới tại Triển lãm ô tô Ấn Độ 2020 hôm qua 5/2 ở Greater Noida, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona vẫn đang hoành hành tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, đơn vị tổ chức triển lãm đã trấn an công chúng rằng đại diện các hãng xe đến từ Trung Quốc sẽ không tham dự sự kiện năm nay.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 4/2, ông Raj Rajan Wadhera - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ (SIAM), đơn vị tổ chức triển lãm khẳng định: “Sẽ không có bất cứ khách tham quan hay đại diện nào từ Trung Quốc đến tham dự Triển lãm Ô tô Ấn Độ 2020.” Ông cũng cho biết thêm, các công ty ô tô Trung Quốc đã xác nhận rằng gian hàng của họ tại triển lãm sẽ được điều hành bởi các nhân sự người Ấn Độ.

Các hãng xe Trung Quốc, như SAIC Motor, Great Wall Motor và FAW Haima, dự kiến sẽ mang tới triển lãm nhiều mẫu xe mới, bao gồm cả xe chạy điện. Hơn 300 công ty sản xuất phụ tùng ô tô Trung Quốc dự kiến cũng sẽ tham gia triển lãm năm nay.

Nhấn để phóng to ảnh

Với việc Ấn Độ vừa xác nhận ca thứ 3 dương tính với chủng mới của virus corona trong tuần này, SIAM đã chuẩn bị sẵn những tư vấn cần thiết cho khách tham gia triển lãm, đồng thời hợp tác với một bệnh viện địa phương để thiết lập cơ sở y tế tại chỗ.

Hiệp hội Các nhà sản xuất linh kiện ô tô Ấn Độ (ACMA) - nhà tổ chức một triển lãm song song dành riêng cho các công ty cung cấp phụ tùng ô tô cũng cho biết, đại diện các hãng đến từ Trung Quốc sẽ không có mặt. Khoảng 30 doanh nghiệp có gian hàng trưng bày tại triển lãm này cũng sẽ chỉ dùng nhân sự người Ấn Độ.

Các hãng xe Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh nỗ lực để thu hút người dùng Ấn Độ, bằng cách công nghệ kết nối Internet trên ô tô, nhằm lấp chỗ trống khi các hãng xe phương tây và Nhật Bản, như Fiat Chrysler, Honda, Nissan đều không tham gia triển lãm năm nay.

Các công ty Trung Quốc cũng hy vọng thị trường Ấn Độ có thể giúp cải thiện hoạt động kinh doanh trong bối cảnh doanh số bán xe tại Trung Quốc đang chậm lại - giảm tới 8% trong năm 2019, và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020 này.

Suzuki và Hyundai từng thống trị thị trường Ấn Độ trong suốt một thời gian dài với những mẫu xe nhỏ gọn, giá rẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hai hãng xe này đã mở rộng phạm vi hoạt động sang các phân khúc thị trường khác.

Các hãng xe Trung Quốc không có ý định cạnh tranh trong phân khúc xe giá rẻ, mà thay vào đó, tìm cách hấp dẫn các tài xế bằng các công nghệ kết nối, tính năng an toàn và phương tiện sử dụng năng lượng sạch.

Hãng xe Great Wall dự định ra mắt thị trường Ấn Độ ngay tại triển lãm năm nay. Ban đầu, hãng lên kế hoạch mang tới Ấn Độ đoàn hơn 100 người, bao gồm cả chủ tịch tập đoàn. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hủy bỏ. Giám đốc phụ trách Tiếp thị và bán hàng của Great Wall tại Ấn Độ, ông Hardeep Brar cho biết “Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự an toàn của tất cả mọi người. Một khi vấn đề này được giải quyết, các giám đốc điều hành cao cấp của chúng tôi sẽ tới Ấn Độ.”

Virus corona khiến Hyundai phải tạm ngừng sản xuất tại Hàn Quốc

Theo Đài Arirang, Hyundai vừa phải tạm dừng hoạt động sản xuất tại 3 nhà máy ở Hàn Quốc vì bị gián đoạn nguồn cung các phụ tùng cần thiết từ nhà cung cấp tại Trung Quốc.

Nhấn để phóng to ảnh

Hyundai không phải là công ty duy nhất phải hứng chịu thiệt hại.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (2019-nCoV) gây ra đã khiến nhà máy của Hyundai tại Ulsan - cơ sở sản xuất ô tô lớn nhất thế giới với công suất 1,6 triệu xe mỗi năm - đã phải tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến việc sản xuất mẫu Palisade mới, theo trang Automotive News.

"Người anh em" Kia tạm thời vẫn chưa bị ảnh hưởng, theo Financial Times. Tuy nhiên, nhiều tên tuổi lớn, như BMW, Daimler, Ford, Honda, Nissan, Renault, Tesla, Toyota và Volkswagen, đã phải tạm ngừng hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tuần qua. Các nhà cung cấp phụ tùng, trong đó có cả Bosch, cũng phải đưa ra quyết định tương tự.

Việc tạm dừng sản xuất không hẳn bắt nguồn từ sự tự nguyện của các hãng xe. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô hoặc phụ tùng ô tô nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc dưới hình thức liên doanh 50/50 với một đối tác địa phương. Phần lớn các đối tác địa phương đều là những công ty được nhà nước tài trợ, hoặc có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. Việc đóng cửa các nhà máy diễn ra trong bối cảnh giới chức Trung Quốc tại nhiều tỉnh đã quyết định kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến hết ngày 9/2 thay vì 29/1 nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh dịch, theo hãng tin Reuters. Một số công ty, trong đó có Honda, thậm chí còn dự định tạm ngừng sản xuất lâu hơn thế.   

Hãng tin Bloomberg nhận định, việc đóng cửa tạm thời các nhà máy có thể cũng là một sự điều chỉnh cần thiết trong bối cảnh nguồn cung ô tô tại Trung Quốc đang trở nên dư thừa. Nhưng kết quả cuối cùng có thể mang tính hai mặt: nếu việc đóng cửa kéo dài vài tuần lễ, các hãng xe sẽ phải trả giá đắt cho những tổn thất về sản lượng, nếu việc lượng hàng tồn kho giảm ảnh hưởng tới doanh số bán xe mới. Các nhà sản xuất như Volvo cũng đang phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung phụ tùng từ Trung Quốc, ví dụ như lốp dự phòng. Do đó, việc các nhà máy tại Trung Quốc tạm đóng cửa có thể gây thiệt hại cho các nhà máy khác ở ngoài Trung Quốc.

Nhà cung cấp phụ tùng của Honda ở Vũ Hán tạm thời "di tản" sang Philippines

Trong thời gian thành phố Vũ Hán bị phong toả để ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới, một nhà cung cấp chân phanh của Honda phải tạm thời chuyển hoạt động sản xuất ở đây sang Philippines.

Nhấn để phóng to ảnh

Dây chuyền lắp ráp xe tại nhà máy liên doanh mới của Honda Motor với Dongfeng Motor Group ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 12/4/2019. Ảnh: Reuters

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây ra, đã khiến các doanh nghiệp trên toàn Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là những doanh nghiệp có cơ sở hoạt động ở tâm dịch - Vũ Hán, do chính phủ Trung Quốc đã phong toả thành phố 11 triệu dân này để ngăn chặn sự lân lan của virus.

Một số công ty và nhà máy sản xuất đã bắt đầu chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc. Ftech, một trong các nhà cung cấp của Honda, nằm trong số đó. Theo trang Nikkei Asian Review, nhà cung cấp chân phanh Nhật Bản này có thể sẽ chuyển hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán (Trung Quốc) sang nhà máy ở Philippines.

Hiện tại, dây chuyền sản xuất của Ftech ở nhà máy Vũ Hán đã ngừng hoạt động do dịch bệnh và thành phố bị phong toả. Ít khả năng nhà máy này có thể sớm khôi phục hoạt động.

Nhà máy Ftech ở Vũ Hán ở Ftech hiện sản xuất chân phanh cho các mẫu SUV của Honda lắp ráp tại Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, nhà máy của công ty ở Philippines, đặt tại khu công nghiệp Laguna Technopark, sản xuất phụ tùng cho xe Honda lắp ráp ở Canada và Mỹ. Dù Ftech còn có một nhà máy khác ở Trung Quốc, đặt tại Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, nhưng nhà máy này không cung cấp cho Honda tại Nhật.

Ftech chuyển hoạt động sản xuất từ Vũ Hán sang Philippines là để không bị gián đoạn việc cung cấp phụ tùng cho các nhà máy của Honda tại Nhật Bản. Tuy nhiên, việc di chuyển hoạt động sản xuất chỉ là tạm thời. Công ty dự kiến sẽ sản xuất trở lại ở Vũ Hán ngay khi có thể. 

Nhiều khả năng các nhà sản xuất ô tô và phụ tùng khác ở Trung Quốc cũng sẽ làm giống như Ftech do hoạt động sản xuất ở Vũ Hán bị đình trệ vì dịch bệnh.

Trong khi đó, hãng tin Reuters đã dẫn lời một người phát ngôn của Honda Motor cho biết, công ty có kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất ô tô tại nhà máy liên doanh với Dongfeng Automobile vào ngày 14/2 tới, theo đúng lịch nghỉ Tết Nguyên đán đã được kéo dài thêm đến hết ngày 13/2.

Trong diễn biến phức tạp của bệnh dịch, hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn đã hạn chế hoặc thậm chí cấm nhân viên tới Trung Quốc do lo ngại sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona gây ra.

PSA Group cho biết quyết định cho nhân viên đang làm việc ở Vũ Hán về nước sẽ được đưa ra dựa trên thoả thuận giữa cơ quan chức năng Pháp với cơ quan chức năng Trung Quốc. Người phát ngôn Pierre-Olivier Salmon của PSA cho biết, dự kiến những người này sẽ bắt đầu từ Vũ Hán bay trở về Pháp vào giữa tuần này.

Nissan được cho là cũng có kế hoạch rút phần lớn nhân viên và người nhà họ khỏi Vũ Hán trở về Nhật Bản.

General Motors (GM), hiện là nhà sản xuất ô tô Mỹ lớn nhất ở Trung Quốc, vẫn chưa quyết định có kéo dài kì nghỉ lễ quá ngày 2/2 hay không, đặc biệt là tại nhà máy lắp ráp ở Vũ Hán, nơi sử dụng khoảng 6.000 lao động.

Hôm 27/1, một người phát ngôn của Ford cho biết dự kiến sản xuất và các hoạt động khác ở Trung Quốc sẽ được khôi phục vào ngày 3/2. Tuy nhiên, các kế hoạch này đều có thể thay đổi dựa trên khuyến cáo của cơ quan chức năng Trung Quốc.

Tuần trước, Ford đã cho dừng mọi chuyến công tác tới Vũ Hán. 

Fiat Chrysler đã yêu cầu toàn bộ nhân viên huỷ hoặc đổi các chuyến công tác tới Trung Quốc ít nhất là cho tới cuối tháng 2.

Toyota thông báo sẽ tạm dừng mọi hoạt động tại Trung Quốc ít nhất đến ngày 9/2.

Trong khi đó, một người phát ngôn của Volkswagen Mỹ hôm 24/1 cho biết công ty đang tích cực giám sát tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và sẽ cân nhắc cẩn thận mọi chuyến đi tới nước này.

Toyota tạm ngừng hoạt động tại Trung Quốc do dịch viêm phổi Vũ Hán

Toyota Motor Corp. thông báo sẽ tạm dừng mọi hoạt động tại Trung Quốc ít nhất đến ngày 9/2, trong bối cảnh virus corona mới (2019-nCoV) đã khiến hơn 200 người thiệt mạng và khiến gần 9.500 người nhiễm bệnh.

Nhấn để phóng to ảnh

“Sau khi xem xét nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những hướng dẫn, khuyến cáo của chính quyền địa phương và tình hình cung ứng vật tư tính đến ngày 29/1, chúng tôi đã quyết định sẽ tạm dừng hoạt động tại các nhà máy của công ty ở Trung Quốc đến ngày 9/2,” ông Maki Niimi, một người phát ngôn của Toyota cho biết. “Chúng tôi sẽ theo sát tình hình và đưa ra các quyết định tiếp sau đối với hoạt động từ ngày 10/2.”

Toyota hiện đã hạn chế cán bộ công nhân viên tới tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, dựa trên những hướng dẫn phòng dịch của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Theo ông Niimi, dù không có quy định hạn chế tới các nơi khác của Trung Quốc, nhưng Toyota đã yêu cầu các nhân viên tránh những chuyến đi không thật sự cần thiết tới các vùng khác của Trung Quốc. Hiện không có nhân viên nào của Toyota ở Vũ Hán nói riêng cũng như tỉnh Hồ Bắc nói chung.

Khi được hỏi rằng liệu chuỗi cung ứng của Toyota có bị ảnh hưởng gì không, ông Niimi cho biết: “Vì chuỗi cung ứng trong ngành ô tô rất rộng và có nhiều chủng loại phụ tùng, phụ kiện dùng cho xe, nên rất khó trả lời câu hỏi này.”

Trong diễn biến phức tạp của bệnh dịch, hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn đã hạn chế hoặc thậm chí cấm nhân viên tới Trung Quốc do lo ngại sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona gây ra.

PSA Group cho biết quyết định cho nhân viên đang làm việc ở Vũ Hán về nước sẽ được đưa ra dựa trên thoả thuận giữa cơ quan chức năng Pháp với cơ quan chức năng Trung Quốc. Người phát ngôn Pierre-Olivier Salmon của PSA cho biết, dự kiến những người này sẽ bắt đầu từ Vũ Hán bay trở về Pháp vào giữa tuần này.

Nissan được cho là cũng có kế hoạch rút phần lớn nhân viên và người nhà họ khỏi Vũ Hán trở về Nhật Bản.

General Motors (GM), hiện là nhà sản xuất ô tô Mỹ lớn nhất ở Trung Quốc, vẫn chưa quyết định có kéo dài kì nghỉ lễ quá ngày 2/2 hay không, đặc biệt là tại nhà máy lắp ráp ở Vũ Hán, nơi sử dụng khoảng 6.000 lao động.

Hôm 27/1, một người phát ngôn của Ford cho biết dự kiến sản xuất và các hoạt động khác ở Trung Quốc sẽ được khôi phục vào ngày 3/2. Tuy nhiên, các kế hoạch này đều có thể thay đổi dựa trên khuyến cáo của cơ quan chức năng Trung Quốc.

Tuần trước, Ford đã cho dừng mọi chuyến công tác tới Vũ Hán. 

Fiat Chrysler đã yêu cầu toàn bộ nhân viên huỷ hoặc đổi các chuyến công tác tới Trung Quốc ít nhất là cho tới cuối tháng 2.

Trong khi đó, một người phát ngôn của Volkswagen Mỹ hôm 24/1 cho biết công ty đang tích cực giám sát tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và sẽ cân nhắc cẩn thận mọi chuyến đi tới nước này.

Theo Dân Trí