Đội nón bảo hiểm giờ trở đã trở thành nét đẹp văn hoá giao thông
Điều kiện cần và đủ của một người có văn hoá giao thông, trước hết phải hiểu biết đầy đủ, đúng các qui định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; không vi phạm các qui định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
Luôn chấp hành nghiêm pháp luật về giao thông
Đối với người tham gia giao thông văn hóa giao thông biểu hiện đi đúng làn đường, phần đường: tuân thủ qui định về tốc độ, dừng đỗ xe đúng qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; không vi phạm qui định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường; Tự giác chấp hành qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường; Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho mình và cộng đồng; Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Văn hoá giao thông là không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ.
Đối với cư dân sinh sống ven đường văn hoá giao thông biểu hiện ở chổ không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hóa; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường; ném đất, đá lên tàu hỏa; xả rác, nước thải ra đường…
Đối với lực lượng chức năng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông văn hoá giao đồng nghĩa với việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao; Kiên quyết xử lí các hành vi vi phạm theo đúng qui định của pháp luật; Không sách nhiễu hoặc tiêu cực khi thi hành công vụ; Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn. Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
Giúp đỡ người cao tuổi khi tham gia giao thông
Như vậy muốn hình thành văn hóa giao thông mọi người khi tham gia giao thông cần phải:
1. Thực hiện các quy tắc giao thông trong mọi hoàn cảnh
2. Tạo cảm giác an toàn cho mình và mọi người;
3. Sẵn sàng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông;
4. Có ý thức đấu tranh với những hành vi vi phạm an toàn giao thông,
5. Tuyên truyền, vận động cho mọi người chấp hành pháp luật về giao thông;
6. Hiểu biết pháp luật và các quy tắc giao thông;
7. Tích cực tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông và bảo vệ các công trình giao thông,
8. Không đua xe và cổ vũ đua xe trái phép,
9. Có thái độ thân thiện với những người đồng hành;
10. Không uống rượu, bia trước và trong khi điều khiển phương tiện giao thông;
11. Luôn khẳng định rằng phương tiện do mình điều khiển có đủ độ an toàn;
12. Không làm việc khác khi điều khiển phương tiện giao thông;
13. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
14. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi;
15. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông;
16. Đi vệ sinh đúng nơi quy định
17. Nhường đường cho người đi bộ, nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em;
18. Hạn chế sử dụng còi tại những nơi đông người;
19. Không gây cản trở giao thông;
20. Luôn phát tín hiệu khi chuyển hướng đi,
21. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện ở mọi lúc, mọi nơi;
22. Thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường, đường xấu, đường chật hẹp, chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ với sự cố giao thông;
23. Tôn trọng những người thi hành công vụ
24. Luôn đi đúng phần đường quy định;
25. Không thoả hiệp với các hành vi vi phạm Luật giao thông.
Hoài An