Anh Thạnh, chị Oanh năm nay bước sang tuổi 50. Độ tuổi mà một người bình thường đang tính chuyện lo cho con cái yên bề gia thất. Nhưng thật oái ăm, anh chị sinh được hai đứa con trai, cách đây 3 năm đứa lớn phát bệnh tâm thần, anh chị phải cầm cố 3 công đất, cái cần câu cơm duy nhất của gia đình với giá 3 cây vàng, để điều trị bệnh cho con. Khi bệnh con thuyên giảm, đầu năm 2012 anh chị cho hai cháu, đứa lớn tên Võ Tuấn Anh 23 tuổi, đứa nhỏ tên Võ Tuấn Em 21 tuồi lên Bình Dương làm thuê kiếm tiền chuộc đất.

Nhưng bao dự tính tan thành mây khói, khi tháng 4/2012 Võ Tuấn Anh tái phát bệnh và đi lạc không biết đường về, 3 năm sau đó, Võ Tuấn Em, bị tai nạn giao thông khi giữa tan ca. Tai nạn khiến em bị chấn thương sọ não, kẻ gây ra tai nạn bỏ trốn biệt tích.

 Gia đình phải chạy vạy lo chữa trị cho Tuấn Em với số tiền lên đến 170 triệu đồng và gửi lại mảnh ghép hộp sọ cho bệnh viện nuôi. Qua hơn hai năm chiến đấu với thương tật, Tuấn Em giờ có thể lần đi được, nghe được, nhưng nói thì không. Em thường xuyên lên cơn co giật không kiểm soát được hành vi. Thời gian phẫu thuật ghép lại hộp sọ cho Tuấn Em đã quá hạn nhưng do gia đình tiền ăn không có, nói gì thuốc thang phẫu thuật lên đến 40 triệu đồng, nên đành chịu.

Ban ATGT tỉnh đến thăm hỏi và động viên gia đình Tuấn Em.

Còn Tuấn Anh đến giờ biệt vô âm tín. Mặc dù nghe ở đâu có người cho hay có trường hợp nào giống như con mình đang vất vưởng, vợ chồng anh Thạnh tìm đến. Nhưng hoài công. Đành mang theo nỗi nhớ con khắc khoãi ra về.

Tài sản quy giá nhất của gia đình anh Thạnh, chị Oanh giờ chỉ còn căn nhà vách lá, mái tôn đang hư hỏng nặng. Đề có thu nhập hằng ngày, ngoài việc anh Thạnh đi sên vuông mướn và thuê lại 3 công vuông mình đã cầm cố cho người ta. Tiền thuê mỗi tháng 400 ngàn đồng, tôm cá lúc có lúc không, nên tiếp tục nợ thêm tiền thuê mướn vuông. Chạy ăn còn không đủ, nên đến bao giờ mới có tiền để ghép sọ cho con là một câu hỏi không có câu trả lời. Chị Phạm Ngọc Oanh – mẹ của em Võ Tuấn Em bày tỏ trong nước mắt : “ Sinh hai đứa con trai, chăm sóc nuôi nấng, hy vọng sau này hai vợ chồng già có chổ nương tựa tấm thân. Giờ thi tan nát hết. Giờ bợ chồng tôi chỉ mong một phép màu, cho các con khoẻ mạnh, tự đi đứng, tự sống được, có mắm ăn mắm là hạnh phúc nhất trần đời rồi. Nhưng nào được, oái ăm quá”.

Anh Võ Văn Thạnh bộc bạch: “ Tôi bị cái bướu trên lưng mấy năm nay. Càng ngày cái bướu càng to. Sức khoẻ ngày càng giảm, hễ trời chuyển là cả thân đau nhức, hôm nào làm nặng thì đêm về nóng sốt. Chỉ mong sao còn sức khoẻ để lo cho con. Vợ chồng tôi ăn ở hiền lành, sao lại gặp chuyện bất hạnh thế này?”

Ở cái ấp Kinh Ngang có đến 50% gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo này, chuyện giúp đỡ những lúc gia đình anh Thạnh, chị Oanh quá ngặt thì được, còn giúp đỡ để họ vượt lên sống tốt hơn thì không thể. Mặc dù nhiều lầu UBND, Hội Bảo trợ người tàn tật xã Quách Văn Phẩm Bắc đã kiêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng và giúp đỡ gia đình này bằng hiện vật. Và Tuấn Em đã được hưởng chế độ trợ cấp cho người bị tàn tật nặng. Nhưng sự giúp đỡ đáng trân trọng đó không thể cải thiện được hoàn cảnh quá khó khăn mà gia đình anh Thạnh, chị Oanh đang gặp phải. Ông Lê Khắc Hùng – Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật trẻ mồ côi, xã Quách Văn Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi thông tin “ Giờ UBND xã và chúng tôi đang xúc tiến với người cầm cố đất xoá nợ cho vợ chồng anh Thạnh. Tiếp đến chúng tôi vận động các nhà hảo tâm mua cho chị Oanh con heo thả trong chuồng để có cái gọi là phòng khi ngặt nghèo có cái để mà dựa. Chúng tôi mong những nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình đáng thương này để Tuấn Anh có tiền trị chạy chữa thương tật. Để anh Thạnh, chị Oanh có hy vọng để sống tiếp những tháng ngày còn lại trong cuộc đời đầy tình thương yêu này,”

Nỗi bất hạnh gia đình anh Thạnh đang gánh chịu xuất phát từ tai nạn giao thông. Chắc chắn rằng người gây ra tai nạn cho em Tuấn Em sẽ luôn bị ám ảnh, dằn vặt, ám ảnh và dằn vặt bởi lẻ sau khi gây tai nạn xong bỏ đi mất dạng không biết người bị nạn sống chết ra sao trong cuộc đời này.

Phạm Phục – Huỳnh Anh.