Câu chuyện sạt lở ở Cà Mau, nhất là trên các tuyến sông lâu nay diễn ra quanh năm. Cao điểm mùa mưa bão năm nay đang đến rất gần, việc đảm bảo an toàn trong bảo vệ hạ tầng giao thông, công trình công cộng, tài sản và tính mạng Nhân dân tiếp tục là nỗi lo cho ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân.
Người thân trong gia đình và hàng xóm tháo dỡ, di dời căn nhà vốn là vựa thu mua thuỷ sản của hộ anh Trần Thanh Điền (Ấp 4, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn) sau vụ bị sạt lở xuống sông vào ngày 17/6/2022.
Sạt lở gây mất đất, mất nhà của người dân và đang tiếp tục diễn biến phức tạp. (Ảnh chụp tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn).
Nhiều giải pháp kè tại những vị trí nguy cơ, nhưng vẫn không ngăn chặn được sự cố sạt lở, gây thiệt hại hạ tầng giao thông ven các tuyến sông. (Ảnh chụp tại xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn, ngày 18/6).
Không chỉ trên các tuyến sông, mà việc xây dựng hạ tầng giao thông tại Cà Mau vốn đặc thù phải qua nhiều kênh, rạch, ao, đầm tôm… Vì thế, suất đầu tư luôn rất lớn vì phải kèm theo giải pháp kè bảo vệ. (Ảnh chụp tuyến lộ mở rộng tại thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, ngày 18/6).
Dòng chảy mạnh, liên tục đã bào mòn vùng ven bờ, gây thiệt hại và chia cắt giao thông của người dân ven các tuyến sông. (Ảnh chụp tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, ngày 18/6).
Tài sản của người dân bị kéo tuột ra sông sau sự cố sạt lở. (Ảnh chụp ngày 18/6 tại xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn).
Theo Báo Cà Mau