Theo ông Dũng, việc làm này nhằm xây dựng hình ảnh con người Cần Thơ, lịch thiệp, mến khách.Sau khi thông tin này được đăng tải, có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người tỏ ra đồng tình với chủ trương của thành phố nhưng cũng không ít người có ý kiến khác.

Một bạn đọc tên M.Đ.L bình luận: Không nên có chủ trương “không xử phạt người ngoại tỉnh vi phạm giao thông để xây dựng một thành phố mến khách”. Bởi Hiến pháp đã khẳng định: Công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật”. Cho nên dù là người Cần Thơ hay dân tỉnh nào đi chăng nữa, phải chấp hành Hiến pháp, pháp luật và phải được đối xử công bằng, tuân thủ quy định của pháp luật.

"Hiện không có luật, nghị định, thông tư nào định nghĩa hay phân biệt “người trong tỉnh và ngoài tỉnh” hay quy định xử người địa phương và không xử người ngoại tỉnh, nếu có cũng đã vi phạm Hiến pháp rồi”, bạn đọc M., nhấn mạnh.

Cần Thơ sẽ không xử phạt người ngoại tỉnh nếu không cố ý vi phạm giao thông.

Trước luồng ý kiến này, Đại tá Huỳnh Đấu Tranh, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ cho biết: Trong quá trình đi làm nhiệm vụ, lãnh đạo thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ giải quyết như thế nào cho có tình có lý đối với người vi phạm.

Chẳng hạn, những người sơ ý vi phạm; những người nông thôn ở vùng sâu vùng xa lâu lâu ra thành phố không nắm được; những người ở tỉnh xa đến đây không rành đường thì chúng ta nên quan tâm nhắc nhở nếu họ không cố ý vi phạm. Nếu cần thiết thì lực lượng CSGT tận tình hướng dẫn cho họ đi tới nơi tới chốn. Việc làm này tạo sự thân thiện giữa công an với người tham gia giao thông. (!?)

Xử lý đối với hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ vốn là một vấn đề nan giải, bởi vậy nên đề xuất không xử phạt người ngoại tỉnh vi phạm giao thông tại Cần Thơ mới đây đang làm dư luận đặc biệt quan tâm.

Đề xuất không phạt người ngoại tỉnh vi phạm giao thông tại Cần Thơ đang gây nhiều tranh cãi. (Hình minh họa)

Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp - Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định, "nếu cho rằng quy định không xử lý vi phạm giao thông với người ngoại tỉnh để thể hiện sự "hiếu khách" thì đó cũng là một quy định thể hiện sự lạm quyền, tuỳ tiện trong áp dụng pháp luật và có thể còn dung túng cho cái ác, mang đến nguy cơ mất an toàn cho xã hội".

Thực tế, sẽ có một tình huống đặt ra là những người ngoại tỉnh vào thành phố, biết mình được "miễn trừ" tuân thủ luật giao thông đường bộ thì họ sẽ có thể trở thành những người tự ý cho phép mình ở ngoài vòng pháp luật và sẽ không tuân thủ luật giao thông.

Quan trọng hơn nữa, hành vi không tuân thủ luật giao thông ấy không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân họ, mà còn có thể gây nguy hiểm cho người khác.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Luật sư Đặng Văn Cường viện dẫn "Điều 21: Luật xử lý vi phạm hành chính" năm 2012 quy định về các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng:

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); đ) Trục xuất.

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính...

Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn cũng quy định mức xử lý tương tự: Cảnh cáo, Phạt tiền...Theo nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thì sẽ phải xử lý mọi trường hợp vi phạm.

Với những người ngoại tỉnh nếu vi phạm do lỗi vô ý do chưa biết đường, chưa thuộc luật thì có thể xem xét giảm nhẹ và nếu đủ điều kiện áp dụng hình thức xử lý là "cảnh cáo" thì sẽ áp dụng biện pháp xử lý là "cảnh cáo" theo quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính chứ không thể tùy tiện theo kiểu "xin -cho" để miễn trừ trách nhiệm pháp l

Không xử phạt người ngoài tỉnh liệu cò vi hiến?

Việc không xử phạt mà chỉ nhắc nhở người ngoại tỉnh khi tới địa phương đã được TP. Đà Nẵng áp dụng từ năm 2015 và nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía người dân.

Đại tá Lê Ngọc - Trưởng phòng CSGT Công an TP. Đà Nẵng cho biết, hiện tại Thành phố đã bố trí nhiều tuyến đường cấm đi ngược chiều.

''Đối với những tuyến đường mới áp dụng thì đơn vị sẽ tổ chức tuyên truyền để người dân trong vùng nắm rõ. Còn những người dân ở phương xa tới, người ta vô ý không chú ý tới biển báo, hoặc có trường hợp biển báo bị che khuất nên đi nhầm vô đường ngược chiều.

Những trường hợp đó anh em sẽ nhắc nhở, hướng dẫn cho người ta lần sau không vi phạm nữa. Việc nhắc nhở được áp dụng với lỗi ngược chiều, còn những lỗi vi phạm gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông thì chúng tôi vẫn xử lý theo đúng quy định.

Những lỗi chủ quan như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, những trường hợp say rượu, chở ba chở bốn...đơn vị sẽ xử lý kiên quyết.

Đối với những lỗi vô ý, chúng tôi sẽ tiến hành nhắc nhở, tuyên truyền cho người tham gia giao thông hiểu và thấy được lỗi của mình, lần sau họ sẽ không tái phạm nữa'', Đại tá Ngọc chia sẻ.

Theo Trưởng phòng CSGT Công an TP. Đà Nẵng việc sử dụng biện pháp nhắc nhở, tuyên truyền đối với những lỗi vô ý của người ngoại tỉnh cũng sẽ góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho thành phố.

Tổng hợp từ NLĐ, Pháp Luật, Vietnamnet