Lực lượng CSGT tăng cường tuần tra kiểm soát tốc độ trong đô thị

Tốc độ càng cao càng làm tăng khả năng xảy ra tai nạn, với mọi mức tốc độ và mọi loại đường, mặc dù các tốc độ và loại đường khác nhau sẽ dẫn đến cường độ tai nạn khác nhau. Nói một cách khác, các tốc độ khác nhau trên cùng một con đường sẽ tương ứng với các xác suất tai nạn khác nhau. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người điều khiển phương tiện ở tốc độ cao hơn tốc độ trung bình thường có xác suất va chạm cao hơn các lái xe khác.

Chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lái xe với tốc độ thấp hơn tốc độ trung bình của dòng giao thông có liên quan đến các vụ va chạm hay không. Tuy nhiên việc điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm trên những tuyến đường cao tốc đương nhiên sẽ đặt ra những hiểm họa tiềm ẩn do có sự khác biệt về tốc độ. Bởi vậy một trong những yêu cầu bắt buộc đối với người lái xe ở các nước phát triển là phải có khả năng điều khiển phương tiện ở tốc độ trung bình của dòng giao thông. Ngoài ra người lái xe chạy quá chậm có thể làm cho các lái xe phía sau mất kiên nhẫn,thiếu kiềm chế khi vượt và đây chính là những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới va chạm giao thông.

Lực lượng CSGT tăng cường tuần tra kiểm soát tốc độ tại khu vực nông thôn

Một số kết quả được công bố tại Thụy Điển cho thấy sự thay đổi trong tốc độ trung bình khoảng 1km/h sẽ dẫn đến thay đổi số tai nạn từ 2% (khi tốc độ giới hạn 120 km/h) tới 4% (khi tốc độ giới hạn 50 km/h). Kết quả này được kiểm định với rất nhiều số liệu trước và sau khi áp dụng các giải pháp hạn chế tốc độ ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ Thụy Điển cũng như trên thế giới. Mối quan hệ giữa tốc độ và tai nạn giao thông ở trên được công nhận ở rất nhiều nước Bắc Âu, cũng như Hà Lan và Australia.

Một số nghiên cứu khác tại Anh cũng đưa ra được mối liên hệ tương tự, dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm bởi tác giả Taylor, kết quả nghiên cứu cho thấy khi tốc độ giao thông thay đổi ±1km/h thì tai nạn thay đổi trong khoảng từ 1-4% với các đường đô thị, và 2,5-5,5% đối với các con đường ở ngoại ô. Những con đường có chất lượng mặt đường và tầm nhìn tốt thường có trị số cận dưới. Trong khi đó chất lượng đường càng xấu, thì biên độ tăng của tai nạn giao thông càng cao. Tốc độ cao còn làm giảm khả năng phản ứng kịp thời của người lái xe. Về mặt tự nhiên, người lái cần có thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin, sau đó quyết định phản ứng như thế nào và cuối cùng thực hiệnphản ứng để đáp lại các yêu cầu từ điều kiện thực tế. Ở tốc độ cao, thời gian và khoảng cách phương tiện di chuyển trong những giai đoạn trên sẽ dài hơn. Đặc biệt khoảng cách phanh có quan hệ với tốc độ theo hàm số mũ, bởi vậy tốc độ càng cao, cơ hội va chạm càng lớn. Trong một nghiên cứu một mối quan hệtổng quát giữa thay đổi tốc độ và thay đổi về số lượng tai nạn là cứ có sự tăng + 1 km/h về tốc độ sẽ dẫn đến sự tăng + 3% về số tai nạn. Các mối quan hệ định lượng ở trên được xây dựng trong những điều kiện cụ thể và không nhất thiết đúng trong mọi trường hợp. Trong thực tế mối quan hệ giữa tốc độ và tai nạn giao thông phức tạp hơn rất nhiều, giá trị cụ thể của các biến trong mô hình phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như tốc độ hiện tại, loại đường và chất lượng mặt đường. Tuy nhiên có một xu hướng được khẳng định là với tốc độ càng cao, mức độ tăng của tai nạn càng lớn.

Cần thiết phải xử lý nghiêm vi phạm về tốc độ

Có nhiều nghiên cứutập trung vào mối quan hệ giữa xác suất tai nạn với người lái và tốc độ. Các nghiên cứu này so sánh tốc độ của người lái xe (người có liên quan đến ít nhất một vụ tai nạn) với tốc độ trung bình trên đoạn đường xảy ra tai nạn đó. Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Mỹ vào những năm 1960-1970. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai loại lái xe nhanh và chậm hơn tốc độ giới hạn (đặc biệt trên các đường cao tốc) đều có xác suất và rủi ro cao hơn mức trung bình.

 Một nghiên cứu của Australia Mức độ tăng của tai nạn trên các con đường trong đô thị và ngoại ô đối với các phương tiện đi nhanh và chậm hơn tốc độ giới hạn trên tuyến đường này. Qua kết quả các nghiên cứu trên, có thể thấy tốc độ hiện tại, cường độ thay đổi tốc độ và chất lượng đường có quan hệ trực tiếp đến số tai nạn trên con đường cụ thể này. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy rủi ro khi lái xe ở tốc độ cao hơn 10-20 km/h so với tốc độ trung bình của đoạn đường cũng tương tự như rủi ro của việc lái xe khi nồng độ cồn trong máu ở mức giới hạn.

Kết quả thống kê tại Việt Nam cho thấy xấp xỉ 46% tai nạn xảy ra trên các quốc lộ, và 30% xảy ra trong khu vực đô thị, 14% trên đường cấp huyện và 10% trên đường khác. Nguyên nhân phần lớn là dovi phạm tốc độ, nhận thức và hành vi của người điều khiển phương tiện. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy đối tượng gây tai nạn là nam giới chiếm tới 81% trong khi nữ giới chỉ chiếm 19%. Điều này cho thấy giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tham gia giao thông cũng như tỷ lệ tai nạn. Vào năm 2004, có đến 70% tai nạn do người điều khiển xe máy gây ra. Về nguyên nhân, vi phạm tốc độ chiếm tới 34%, trong khi không tuân thủ quy tắc luật giao thông 22%, các nguyên nhân khác như uống rượu bia, thiếu quan sát, kỹ thuật phương tiện, phán đoán sai,...

Qua tổng hợp này cho thấy tuân thủ triệt để quy định về tốc độ khi tham gia giao thông là bảo vệ chinh bản thân. Xác xuất rủi ro khi vi phạm tốc độ chiếm tỷ lệ rất cao va để lại hậu quả thảm khốc khi xảy ra tai nạn giao thông. Hãy biết “ sợ” khi tham gia giao thông.

Thiên Ân tổng hợp