Phanh đĩa là thế hệ phanh đã sử dụng từ lâu trên các dòng xe đạp cao cấp thay vì những hệ thống phanh cơ hoặc phanh ngoàm má thường thấy ở những xe đạp giá rẻ, phanh đĩa hoạt động tốt hơn nhiều các hệ thống phanh trước đây trên xe đạp với sự an toàn vượt trội, ngay cả khi đi ở tốc độ cao hoặc trên các con đường đầy bùn

Tuy nhiên, những sai lầm thường thấy ở những người sử dụng xe đạp có phanh đĩa khiến hệ thống phanh đĩa nhanh chóng bị hỏng hoặc gây tổn thương cho những người đi xe đạp.

Dưới đây là 5 sai lầm thường thấy khi sử dụng hệ thống phanh đĩa trên xe đạp

Sờ vào bề mặt roto của phanh đĩa

Bề mặt roto rất nóng khi vừa mới phanh xong, thậm chí dầu trên tay có thể khiến roto bị ảnh hưởng

Sẽ có 2 vấn đề xảy ra khi bạn tiếp xúc vào bề mặt của roto phanh đĩa:

- Thứ nhất, khi vừa mới phanh, roto thường rất nóng, chính vì thế khi bạn chạm vào vị trí này sẽ gây bỏng cho vị trí cơ thể tiếp xúc với bề mặt roto

- Thứ hai cũng rất quan trọng, đó là lượng dầu nhỏ nhoi ở tay bạn tiết ra lại góp phần làm cho roto có vấn đề, mất lực phanh và khiến cho phanh đĩa gây ồn trong quá trình sử dụng nữa

Do đó, nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng phanh đĩa xe đạp là tránh sờ vào roto của xe

Vấy dầu mỡ lên roto hoặc má phanh

Tuyệt đối không được vấy dầu mỡ lên bề mặt phanh đĩa

Thậm chí điều này còn nguy hiểm hơn việc bạn chạm tay vào roto rất nhiều. Việc không may bạn khiến dầu hoặc mỡ tra xích xe bị vấy lên roto khiến cho roto mất lực, và do đó, bạn cần ngay lập tức tháo bánh xe ra khỏi, và dùng cồn hoặc nước chuyên dụng lau sạch phần dầu mỡ bám lên này.

Thậm chí, sự việc sẽ nguy hại hơn nếu bạn vấy dầu mỡ lên má phanh, tốt nhất bạn nên thay cho hệ thống phanh đĩa một bộ má phanh mới. Với những má phanh bằng kim loại hoặc hợp kim thì bạn cũng có thể dùng giấy nhám để làm sạch bề mặt bị dầu mỡ bám vào, tuy nhiên, điều này sẽ khiến hệ thống phanh bị mất tác dụng

Bóp phanh chặt khi không có bánh xe

Việc bóp phanh khi không có bánh xe rất nguy hiểm

Rất đơn giản, khi bạn sửa xe và tháo bánh xe khỏi trục, và không may bạn dùng tay bóp phanh đĩa, và khi đó, 2 má phanh sẽ tiếp xúc với nhau và bạn không thể tách chúng khỏi nhau, roto cũng không thể quay lại vị trí cũ

Tuy nhiên, cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần tháo ốc ở 2 má phanh, sau đó tách rời chúng khỏi nhau, đồng thời một cách nhẹ nhàng đẩy roto lại trạng thái bình thường. Sau đó, lắp bánh xe và các bộ phận của phanh đĩa trở lại bình thường, và khi đó, bạn có thể sử dụng hệ thống phanh đĩa một cách bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.

Hãy nhớ: Không bóp phanh đĩa khi không có bánh xe ở đó

Quên kiểm tra độ dày của má phanh

Má phanh nhanh chóng bị hỏng trong quá trình sử dụng nên bạn cần thường xuyên kiểm tra

Mặc dù hệ thống phanh đĩa ít bị hỏng, và bạn ít cần bảo dưỡng, nhưng riêng với những chiếc má phanh trong hệ thống phanh đĩa thì câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Mỗi má phanh có chiều dày tiêu chuẩn là 2,5mm, hoặc dao động xung quanh 2mm. Quá trình phanh với áp lực lớn, ngay cả những má phanh bằng kim loại cũng có thể nhanh chóng bị mòn, và khiến việc phanh xe không có tác dụng.

Kiểm tra và thay má phanh nếu má phanh bị mòn và có độ dày xuống dưới 1,5mm

Sử dụng dụng cụ không thích hợp hoặc sử dụng dầu mỡ bôi trơn để sửa phanh đĩa

Việc sử dụng các dụng cụ không phù hợp trong quá trình sửa chũa khiến hệ thống phanh bị hỏng

Một nguyên tắc khi sử dụng hệ thống phanh đĩa là tuyệt đối không sử dụng dầu mỡ bôi trơn, điều này sẽ khiến làm hỏng các bộ phận trên phanh đĩa, cụ thể là má phanh và roto bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngoài ra, quá trình sửa chữa mà không sử dụng các công cụ phù hợp về kích thước cũng như cấu tạo cũng góp phần khiến hệ thống phanh đĩa trên xe đạp nhanh chóng bị hỏng

Nguồn Websosanh.vn