Dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt từ tháng 3-2012, với tổng mức đầu tư gần 7.500 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khu bay là 2,124 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) là nhà đầu tư cho dự án. Cảng hàng không Quảng Ninh được xây dựng tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, có quy mô 4E theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Cảng hàng không rộng 290ha phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế.

Dự kiến, Cảng hàng không Quảng Ninh có đường băng dài 3,6km, rộng 45m, lề vật liệu rộng 7,5m, dải hãm phanh 2 đầu kích thước 100mx60m, đảm bảo khai thác loại máy bay B777 và tương đương. Cảng có công suất tiếp nhận 2 triệu hành khách và 10.000 tấn hàng hoá/năm… đảm bảo theo tiêu chuẩn hàng không quốc tế.

Dự kiến các đường bay được khai thác đầu tiên sẽ là các đường bay kết nối Quảng Ninh với khu vực phía Nam. Cụ thể, 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air sẽ đồng thời khai trương các đường bay TP HCM - Vân Đồn và Nha Trang, Đà Nẵng - Vân Đồn. Sau đó, các đường bay nối Seoul, Macao và Trung Quốc đến Vân Đồn sẽ tiếp tục được khai trương. Các đường bay quốc tế đến Singapore, Thái Lan… sẽ được nghiên cứu sau đó.:21

Sun Group chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ công trình xây dựng bảo đảm hoạt động bay theo tiêu chuẩn của Việt Nam và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế. Sau đó, công ty này sẽ chuyển giao toàn bộ tài sản cho Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì và đầu tư phát triển theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải.

Theo thông tin mới nhất, lịch khai thác, vận hành sân bay này sẽ dời sang cuối quý II/2018, thay vì quý I/2018 như dự kiến.

Toàn cảnh sân bay Vân Đồn đang được xây dựng nhằm phát triển Vân Đồn trở thành đặc khu kinh tế.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là một trong 2 dự án hạ tầng hàng không được đầu tư theo hình thức BOT. Tỉnh Quảng Ninh lựa chọn Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tư chiến lược thực hiện dự án. Được xây dựng trên diện tích đất 320 ha tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, sân bay nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách thành phố Cẩm Phả gần 20 km.

 

Tổng mức đầu tư của dự án là 7.500 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng) phân kỳ làm 3 giai đoạn. Giai đoạn một đang được xây dựng với mức đầu tư 3.900 tỷ đồng.

 

Trong giai đoạn một, sân bay có một đường cất hạ cánh dài nhất Việt Nam hiện nay, với 3,6 km, chiều rộng 45 m.

 

Đường băng cho phép các loại máy bay thân rộng lớn như Boeing 787, Airbus A350 cất hạ cánh bình thường. Riêng sân đỗ máy bay có thể sử dụng tối thiểu 4 chiếc Boeing loại hiện đại nhất hiện nay lẫn dòng thông thường như Airbus A321.

 

Hiện tại, phần đường băng dài 3,6 km cơ bản hoàn thành. Các đơn vị thi công đang san lấp phần diện tích xung quanh để hoàn thiện.

 

Các đường nội khu sân bay cũng được thi công gấp rút. Theo chủ đầu tư, hiện trên công trường có cùng lúc 5 nhà thầu xây lắp thực hiện dự án.

 

Cùng với đường băng, sân đỗ máy bay và nhà ga hành khách cũng đang được xây dựng.

 

Nhà ga hành khách giai đoạn một quy mô 25.000 m2, công suất 2,5 triệu lượt hành khách/năm. Trong giai đoạn 2 (2020-2025) và giai đoạn 3 (2025-2030), công suất sẽ nâng lên lần lượt 5-10 triệu lượt hành khách/năm.

 

Các công trình như nhà ga hàng hoá, sân đỗ máy bay, đường băng mới... cũng sẽ được xây dựng trong các giai đoạn tiếp theo.

 

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có thể phức hợp cả dân sự và quân sự. Về dân sự, sân bay được quy hoạch là Cảng hàng không cấp 4E theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Về quân sự là sân bay cấp II.

 

Trên công trường thi công nhà ga sân bay, các công nhân làm việc liên tục 3 ca một ngày, phấn đấu tháng 3/2018 khánh thành và tháng 4/2018 khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên.

 

Ông Trịnh Văn Hồng, Phó ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, từng cho biết dự án sân bay Vân Đồn sẽ quyết tâm hoàn thành để đón chuyến bay hiệu chuẩn (chuyến bay thử nghiệm) vào cuối năm 2017.

 

Để thực hiện dự án, khoảng 200 hộ dân tại xã Đoàn Kết đã phải di dời sang nơi ở mới.

 

Hàng trăm nghìn m3 đất đá được san lấp. Các công trình phục vụ việc tái định cư của người dân vẫn đang tiếp tục thực hiện.

 

Con đường lớn nối trung tâm huyện Vân Đồn với sân bay cũng đã hoàn thành.

 

Con đường này còn được coi là "trục xương sống" kết nối các khu vực được quy hoạch phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn trong tương lai.

 

Vị trí Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Nguồn Zing.