Chọn ra vị trí người dẫn đoàn và chốt đoàn.
Người dẫn đoàn hay còn được gọi là “leader” là người chạy vị trí đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong sự an toàn của cả đoàn trên một chuyến đi. Ngoài phải có kinh nghiệm chạy xe, tay lái vững chắc thì người dẫn đoàn còn phải thông thuộc các địa hình đường xá để điều phối tốc độ của các thành viên trong đoàn và còn phải thường xuyên ra hiệu bằng tay để đưa ra một số thông điệp và các thành viên trong đoàn tuyệt đối không được vượt mặt người dẫn đầu trong khi di chuyển trừ những trường hợp có lý do chính đáng.

Người chốt đoàn là người di chuyển cuối cùng trong đoàn có nhiệm vụ đảm bảo khoảng cách các xe đồng đều và quan sát không để xe thành viên nào bị bỏ lại phía sau. Khi có thành viên trong đoàn bị bỏ lại thì người chốt đoàn sẽ phải ra thông điệp báo với người dẫn đoàn đồng thời đi cùng thành viên đó để có thể bắt kịp được đoàn. Ngoài ra người chốt đoàn thường phải luôn mang theo đồ nghề sửa xe, túi cứu thương và có hiểu biết cũng như khả năng xử lý, phản ứng nhanh với các sự cố hỏng xe máy, sơ cứu thương…

Vì vậy vị trí người chốt đoàn luôn là những người cẩn thận và chu đáo.

Thống nhất các hiệu lệnh khi di chuyển trong đoàn.

Việc thống nhất các tín hiệu tay sẽ giúp các thành viên trong đoàn di chuyển an toàn hơn.

Người dẫn đoàn không thể quay lại để thông báo với các thành viên viên, vì vậy cách tốt nhất đó là ra hiệu lệnh tay.

Khi một đoàn xe di chuyển nếu không có các hiệu lệnh từ người dẫn đoàn thì khó có thể kiểm soát được cả đoàn, vì vậy việc ra dấu hiệu tay từ người dẫn đoàn là rất quan trọng, nó có thể giúp các thành viên chạy sau luôn đảm bảo giữ đúng khoảng cách an toàn và dễ dàng xử lý các tình huống trên những cung đường. Người dẫn đoàn ra tín hiệu tốt thì cả đoàn sẽ an toàn và duy trì đoàn tốt hơn và tất cả các thành viên trong đoàn đều phải tuân thủ tuyệt đối với các tín hiệu do người dẫn đoàn đưa ra. Nếu như trường hợp đoàn quá dài thì những người đi sau cũng có trách nhiệm lặp lại các tín hiệu của người dẫn đoàn để cả đoàn thấy được tín hiệu. Nếu như người dẫn đoàn ko ra tín hiệu tay mà bật xi nhan thì cả đoàn cũng phải bật theo.

Dưới đây là các tín hiệu tay của các đoàn mô tô từ nước ngoài và hiện tại ở Việt Nam đang được áp dụng.Vì vậy để giữ liên lạc với nhau trong khi đang di chuyển thì các thành viên cần phải ghi nhớ những hiệu lệnh này.

Giữ đội hình cho đoàn và chạy xen kẽ.

Trước khi khởi hành cả đoàn phải phân chia thứ tự theo từng xe và sắp xếp đội hình theo vị trí xen kẽ giúp cho những thành viên đi sau có tầm nhìn rộng hơn đồng thời có thể tránh được hiện tượng dồn toa khi xảy ra sự cố.

Vị trí đầu tiên sẽ là người dẫn đoàn, vị trí xe số 2 sẽ dành cho các thành viên có tay lái yếu nhất và các vị trí tiếp theo sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên hoặc có thể theo tứ tự từ thành viên có tay lái yếu nhất đến tốt nhất, cuối cùng là vị trí của người chốt đoàn.

Khi di chuyển vào buổi tối, chỉ có xe người dẫn đoàn là được phép bật đèn pha, tất cả các thành viên trong đoàn đều phải bật đèn cos để tránh tình trạng các thành viên khác không thể nhìn thấy nhau qua gương chiếu hậu đồng thời sẽ gây khó chịu cho các xe đi ngược chiều còn lại.

Để có thể giữ được đội hình tốt thì phải đảm bảo rằng vị trí xe số 2 sẽ thấy vị trí xe số 3 đang bám theo qua gương chiếu hậu và cứ tiếp tục như thế cho đến người chốt đoàn cuối cùng. Nếu như không thấy vị trí các xe tiếp theo thì cần phải giảm tốc độ và cả đoàn phía trước cũng sẽ giảm tốc độ theo một cách dây chuyền.

Khi dừng đoàn thì các xe trong đoàn đồng loạt bật xi nhan phải, riêng xe người chốt đoàn thì bật xi nhan trái để đảm bảo các xe khác thấy và tránh. Và khi vào ban đêm ở những góc nguy hiểm thì các thành viên nên quay đầu xe chiếu đèn cos vào phía ngược lại để các xe  khác đoàn thấy để tránh.

Tuân thủ khoảng cách an toàn giữa các xe

-Khi tốc độ cả đoàn dưới 5 km/h thì khoảng cách mỗi chiếc xe 1/2 mét,tính từ đuôi xe trước kế đến bánh trước xe sau kế.

-Khi tốc độ cả đoàn từ trên 5 km/h đến 10 km/h thì khoảng cách mỗi chiếc xe 2 mét, tính từ đuôi xe trước kế đến bánh trước xe sau kế.

-Khi tốc độ cả đoàn từ 10 km/h đến dưới 20 km/h thì khoảng cách mỗi chiếc xe 2 mét, tính từ đuôi xe trước kế đến bánh trước xe sau kế.

-Khi tốc độ cả đoàn từ 20 km/h đến dưới 30 km/h thì khoảng cách mỗi chiếc xe 8 mét, tính từ đuôi xe trước kế đến bánh trước xe sau kế.

-Từ 30km/h đến dưới 50 km/h thì khoảng cách mỗi chiếc xe là 10 mét.

– Hơn 50 km/h: thì khoảng cách mỗi chiếc xe là 17 mét.

Với khoảng cách như vậy, khi chiếc trước kế xảy ra sự cố, những chiếc sau đủ an toàn để tránh.

Theo  Webike.vn