Bản vẽ thiết kế một trạm dừng nghĩ  ( ảnh minh hoạ)

 

Theo quy chuẩn của Bộ Giao thông – Vận tải

Trạm dừng nghỉ có các chức năng cơ bản gồm: Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi;  Quản lý giao thông đường bộ;  Cung cấp thông tin; Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;  Quảng bá bản sắc văn hóa địa phương.

Trong trạm dừng nghỉ phải đảm bảo các hạng mục công trình cơ bản gồm:

1. Công trình dịch vụ công (cung cấp các dịch vụ miễn phí) gồm:Bãi đỗ xe;Không gian nghỉ ngơi;Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe; Khu vệ sinh; Nơi cung cấp thông tin; Nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông;  Nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông.

2. Công trình dịch vụ thương mại gồm: Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát; Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa; Trạm cấp nhiên liệu;  Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; Nơi rửa xe; Phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm.

Đồng thời hạng mục công trình bổ trợ được khuyến khích tại Trạm dừng nghỉu gồm:  Biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ; Nơi sản xuất, chế biến

đặc sản của địa phương; Nơi sinh hoạt cộng đồng (tổ chức hội chợ, hoạt động văn hóa).

Với những quy chuẩn trên các trạm dừng nghỉ thực sự tránh được tình trạng “cơm tù”, bắt chẹt khách, hành hung khách đi đường. Ngoài ra các trạm dừng chân như vậy có thể phục vụ được mọi tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, với các trạm dừng chân có thể tham gia cứu hộ kịp thời cho các trường hợp tai nạn giao thông hoặc sự cố xảy ra đối với các phương tiện giao thông, đáp ứng các dịch vụ sửa chữa thông thường, đảm bảo cho các chuyển đi an toàn, thuận tiện, nhất là các vùng xa xôi hẻo lánh.

Theo quy hoạch cùa Bộ Giao thông – Vận tải mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ xây dựng, mở rộng hoàn thiện 100% số trạm dừng nghỉ trên quốc lộ 1A nhằm mục tiêu đến năm 2020, đảm bảo ít nhất mỗi tỉnh có một trạm dừng nghỉ (khoảng 45 - 50 trạm) và 30 - 40% số trạm trên các quốc lộ khác (khoảng 25 - 30 trạm).Kể từ giai đoạn 2021 - 2030, sẽ tiến hành xây dựng, mở rộng hoàn thiện trên hệ thống đường quốc lộ phải có khoảng 100 - 120 trạm dừng nghỉ đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ cho phương tiện và người tham gia giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải đường bộ. 

Quy hoạch đã được triển khai và đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực nhất là các trạm dừng chân theo hình thức xã hội hoá. Riêng đường về miền Tây, dọc theo QL1A qua huyện Cai Lậy, Cái Bè trạm dừng chân cũng thi nhau “trăm hoa đua nở”. Đặc biệt vào thời hoàng kim các hãng lữ hành như Mai Linh, Phương Trang, Kumho, Thành Bưởi… tăng đầu xe, tăng chuyến, xe giường nằm phát triển rầm rộ, các hãng xe bắt đầu đầu tư xây dựng trạm dừng chân để đón trả khách liên tỉnh và “bao” trọn gói hành trình từ ăn uống, giải khát, siêu thị mua sắm, nhà nghỉ, cây xăng dầu…

Trạm dừng chân Mai Linh

Trạm chân được xây dựng mjằm phục vụ cho hệ thống kinh doanh của Mai Linh Express và cho tất cả xe cộ lưu thông trên đường. Dự án 106 trạm dừng chân nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, tăng thêm độ an toàn cho khách hàng. Việc phát triển hệ thống trạm dừng chân này sẽ còn làm điểm tựa cho việc phát triển các tour du lịch nội địa và các tuyến du lịch quốc tế trong tương lai.

Nguồn Mai Linh

Mỗi trạm dừng chân của Mai Linh có diện tích tối thiểu từ 4 ha đến hàng chục ha với kinh phí xây dựng từ 2 đến 3 triệu USD. Các hạng mục của dự án gồm: bãi đậu xe, khu bảo dưỡng xe, rửa xe, xử lý nước thải, trạm xăng, khu mua sắm, lưu trữ, vui chơi giải trí… Đây là điểm dừng của khách du lịch, của người đi đường cho nên cần có đầy đủ các dịch vụ để cung cấp cho khách hàng.

Ngoài ra, mỗi trạm là một công trình văn hóa về đất nước và con người Việt Nam, là một điểm du lịch, điểm nghỉ ngơi cho khách hàng. Tùy thuộc vào nét văn hóa của từng địa phương, hình ảnh văn hóa Việt Nam thu nhỏ được tái hiện  với Thành Thăng Long, Cố đô Huế, Chợ Bến Thành…hài hòa giữa nét hiện đại, bản sắc dân tộc và yếu tố tâm linh. Du khách nước ngòai khi đến Việt Nam bằng đường bộ có thể dừng chân, tham quan, tìm hiểu tổng quan về văn hóa VN và những điểm du lịch nổi tiếng.


Tùy từng địa phương, ở mỗi trạm dừng chân có thể kết hợp với phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe. Các trạm dừng chân có hai hình thức quy mô khác nhau, trạm vừa diện tích từ 1,2 – 2,4 ha, kinh phí dự kiến 1 triệu USD/trạm; trạm lớn có diện tích từ 2,5 – 10ha, kinh phí khỏang 4 triệu USD. Quy họach bố trí các trạm dừng chân loại lớn có khoảng cách từ 180-240km và các trạm vừa khỏang cách 80 – 110km.

Hệ thống trạm dừng chân tiền tỷ của Phương Trang

Theo lộ trình vận chuyển đường dài qua nhiều tỉnh, thành phố, thời gian qua, hãng vận tải Phương Trang đã đầu tư mạnh vào hệ thống trạm dừng chân tại các khu vực trọng điểm xe đi qua như trạm Madaguoi (Lâm Đồng), Satra (Tiền Giang), 37 Phan Thiết, Minh Khải 1 (Sóc Trăng) và Minh Khải 2 (Vĩnh Long). Trong đó, trạm dừng Satra tại Tiền Giang có quy mô lớn nhất trên toàn tuyến giao thông quốc gia.

Trạm dừng này có diện tích 12ha, với chi phí đầu tư lên đến 100 tỷ đồng, hệ thống dịch vụ tiện ích đồng bộ. Do đó, mỗi ngày có hơn 40.000 lượt khách hàng và trên 1.000 lượt xe của các tuyến vận tải toàn miền Tây Nam Bộ ghé chân.

Với sự đầu tư toàn diện đảm bảo phục vụ 24/7, các trạm dừng của Phương Trang - FUTA Bus Lines thu hút mỗi ngày hàng chục nghìn lượt khách từ Bắc vào Nam. ( Báo Giao Thông) .

 

Với dịch vụ chính là phục vụ thức ăn cho hành khách, thực đơn tại các trạm dừng chân của Phương Trang - FUTA Bus Lines gồm nhiều món ăn hấp dẫn và phù hợp với khẩu vị của đa số khách hàng.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng của từng vùng miền như món bún nước lèo khi ghé qua trạm dừng ở Sóc Trăng hay thưởng thức ly dừa sáp thơm ngon khi ghé trạm dừng ở Vĩnh Long. Hoặc tiện lợi hơn khi ghé qua trạm Satra tại Tiền Giang, khách hàng có thể được phục vụ các món chay thanh tịnh vào tất cả các ngày trong năm...

Quầy đặc sản trái cây vùng miền đa đạng tại trạm dừng Satra, Tiền Giang. ( Báo Giao thông.

 

Hãng cũng như bố trí các quầy thức ăn nhanh đáp ứng nhiều nhu cầu khẩu vị cho cả khách hàng trong nước lẫn nước ngoài. Bên trong khu vực trạm dừng còn có các gian hàng đặc sản như trái cây theo mùa hoặc các loại bánh, kẹo đặc trưng của từng vùng. Khách hàng có thể thưởng thức ngay tại trạm hoặc mua về làm quà cho người thân sau chuyến hành trình.

Hãng cho biết, các trạm dừng của nhà xe được đầu tư toàn diện từ bên trong đến bên ngoài, từ tiện ích dịch vụ cung cấp cho đến chất lượng dịch vụ đảm bảo phục vụ 24/7 số lượng lớn khách hàng đến thăm và sử dụng dịch vụ tại đây, kể cả vào các dịp lễ tết.

Dịch vụ cung cấp từ hệ thống trạm dừng của Phương Trang - FUTA Bus Lines cùng với các dịch vụ khác mang đến cho khách hàng những chuyến đi thoải mái và thư giãn, khẳng định sự cải tiến và đổi chất không ngừng để mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thời gian tới.

 Trạm dừng nghỉ Minh Phát 2

Trạm dừng nghỉ Minh Phát 2được thiết kế mang phong cách hiện đại, với diện tích 60ha bao gồm: Khu nhà hàng có quy mô lớn, không gian xanh đẹp, rộng rãi, thoáng mát. bãi đậu xe thuận tiện, dịch vụ rửa xe 24/24 với nhân viên được đào tạo chuyên môn cao, có phòng VIP riêng biệt, sang trọng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Quý khách. 

Trạm dừng nghỉ Minh Phát 2được Bộ GTVT cấp phép trạm dừng nghỉ Minh Phát 2 nằm trên tuyến QL1A thuộc địa bàn xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và được sở GTVT tỉnh Tiền Giang công nhận đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Ngoài ra trạm còn được ngành y tế cấp chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt thời gian qua.

Cao tốc Trung Lương có trạm dừng chân đầu tiên

Trạm dừng chân cả hai chiều trên cao tốc TP HCM - Trung Lương đặt ở huyện Thủ Thừa (Long An) hoàn thành cuối năm 2016 sẽ phục vụ nhu cầu sửa xe, ăn uống và vệ sinh của hành khách.

Trạm dừng chân đầu tiên trên cao tốc TP HCM - Trung Lương được xây cả hai hướng đặt ở huyện Thủ Thừa, Long An.

 

Đây là trạm dừng chân đầu tiên trên cao tốc TP HCM -Trung Lương, do Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư, khởi công hồi đầu năm. Trạm dừng chân được xây dựng cả hai chiều, nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, sửa xe, vá vỏ, đổ xăng và vệ sinh của hành khách.

Cao tốc Trung Lương dài gần 62 km, thông xe năm 2010, là cao tốc đầu tiên tại miền Nam. Cao tốc rút ngắn thời gian từ TP HCM đi các tỉnh miền Tây có tổng đầu tư gần 10.000 tỷ đồng. Sáu năm qua, do không có trạm dừng chân nên nhiều ôtô đã đậu hai đầu cao tốc để hành khách đi vệ sinh, vứt rác thải rất nhếch nhác.

Văn phòng Cục Quản lý đường bộ cao tốc cho biết, trạm dừng chân cao tốc TP HCM - Trung Lương tại huyện Thủ Thừa, Long An sẽ hoàn thành cuối năm nay, kịp phục vụ Tết Đinh Dậu 2017.

Thiên Ân