Mẹo kiểm tra sửa chữa xe máy dọc đường cần biết


Có một số thứ khó có thể tự khắc phục được ở ven đường, chẳng hạn như động cơ hoặc hộp số bị kẹt khiến xe không thể chạy được. Các vấn đề như lò xo và phuộc bị rò rỉ, rò rỉ dầu động cơ và hỏng khung phụ sẽ khiến việc tiếp tục hành trình trở nên không an toàn, vì vậy gọi cứu hộ để đến trung tâm sửa chữa là lựa chọn tốt nhất.

Tuy nhiên, có những lỗi khác liên quan đến động cơ và khung gầm nhưng không quá nghiêm trọng và chúng ta có thể lái xe ở tốc độ thấp hơn cho đến khi về đến nhà. Nhưng với trường hợp một chiếc xe không chịu nổ máy, hãy thử qua những mẹo được nêu lần này để tìm ra cách khắc phục phù hợp nhất.

1. Kiểm tra công tắc ngắt tạm thời động cơ (Start/Stop Engine)

Luôn có khả năng xe của mình sẽ bị hỏng hóc về cơ/điện. May mắn thay, khi điều này xảy ra, có một vài lỗi mà chủ xe có thể tự kiểm tra. Thứ nhất, trong trường hợp xe không chịu khởi động, công tắc ngắt tạm thời động cơ (Start/Stop Engine) là thủ phạm và dễ bị bỏ qua. Vì vậy hãy Kiểm tra xem công tắc đã ở đúng vị trí chưa và mọi đầu nối dẫn từ công tắc đã được ấn chặt chưa.

2. Hãy nghĩ đến công tắc chân chống


Chân chống có một công tắc an toàn sẽ ngăn động cơ khởi động nếu chân chống bị hạ xuống. Do vị trí phía sau điểm trục nơi giá đỡ được gắn trên khung, công tắc này có thể bị ăn mòn và đôi khi bị dính, gây hỏng hóc. Nếu pít-tông truyền động bị kẹt, hãy kéo nó ra bằng tay, đồng thời kiểm tra mọi đầu nối và dây dẫn từ công tắc này được kết nối đúng cách và không bị hỏng.

3. Kiểm tra công tắc ly hợp


Cần ly hợp thường có một công tắc không cho phép xe khởi động trừ khi cần được kéo hoàn toàn vào. Đây là một biện pháp an toàn thứ cấp để ngăn xe khởi động khi hộp số còn đang gài số. Điều này có thể xảy ra trục trặc, vì vậy hãy kiểm tra mọi đầu nối dẫn đến nó và công tắc được bảo vệ đúng cách.

4. Kiểm tra đầu nối ắc quy có bị lỏng không?


Các triệu chứng của đầu nối bị lỏng thường rất rõ ràng là động cơ khởi động sẽ không có đủ diện tích bề mặt để dẫn dòng điện cần thiết cho động cơ khởi động nên có thể nghe thấy tiếng tích tắc yếu khi nhấn bộ khởi động. Nếu anh em phát hiện ra một kết nối lỏng lẻo, hãy siết chặt bằng cờ lê hoặc tuốc nơ vít.

5. Kiểm tra cầu chì


Cầu chì là thiết bị điện được nối trực tiếp vào giữa dây dẫn điện và các thiết bị điện với mục đích duy nhất là bảo vệ. Đây có thể là một vấn đề lớn nếu chạy xe vào ban đêm và việc tìm kiếm cầu chì bị nổ trong bóng tối là điều không thể. Chính vì vậy hãy tự làm quen với vị trí của cầu chì để có thể tự kiểm tra một cách thuận tiện.

6. Kiểm tra có còn xăng hay không?


Kiểm tra xăng của chiếc bằng cách nhìn vào bên trong bình hoặc kiểm tra đồng hồ đo. Nếu còn nhiều nhiên liệu trong bình nhưng chiếc xe vẫn có dấu hiệu sắp hết, hãy đảm bảo rằng các ống thông hơi trên nắp bình xăng không bị tắc. Một triệu chứng của điều này là âm thanh của không khí ùa vào khi anh mở nắp xăng. Nếu vậy, hãy nâng bình xăng lên và kiểm tra các ống thông hơi.

8. Kiểm tra khóa nhiên liệu (nếu có)


Điều này chỉ áp dụng cho các mẫu xe công suất nhỏ hơn hoặc thế hệ cũ. Bộ khóa xăng xe có thể bị vặn sai vị trí có thể là nguyên nhân tắt máy giữa đường. Những chiếc xe cũ sử dụng bộ chế hòa khí thường được trang bị một vòi nhiên liệu. Cái này thường được gắn ở cạnh dưới của bình xăng. Vòi sẽ có ba vị trí; Bật (on), Tắt (off) và Dự trữ (Reserve). Hãy Kiểm tra vòi nhiên liệu luôn ở vị trí được Bật hoặc ở vị trí Dự trữ.

9. Mang theo bộ dụng cụ sửa chữa thủng lốp


Hiện nay có một số bộ dụng cụ sửa chữa vết thủng lốp tạm thời có thể được mang dưới yên xe. Đây là những thứ dễ sử dụng và hoạt động như một sửa chữa tạm thời cho đến khi anh em có thể đưa xe đến cửa hàng sửa xe gần nhất để kiểm tra và thay thế.



Bộ đồ nghề sửa xe máy cần mang theo.

Theo 2banh.vn