Hệ thống đèn báo: Một thực tế là vì ngồi trong xe, nên hiếm khi bạn tự nhận ra đèn phanh hay đèn báo lùi của xe mình bị cháy bóng. Do đó, hãy nhờ một người đứng bên ngoài kiểm tra hệ thống đèn pha/cốt/hậu và cả sương mù.
Lốp: Thông tin về áp suất chuẩn có trong tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo xe, hoặc trên khung cửa bên ghế lái. Lốp xe không bị cắt/chém hay có vết phồng bất thường hoặc độ dày vân lốp còn trên 2 mm.
Dầu phanh, dầu trợ lực lái: Bình dầu phanh được đặt bên trong khoang động cơ với mức dung dịch ở trong vạch tiêu chuẩn (giữa khoảng Min/Max). Tương tự, bạn cũng nên kiểm tra bình nước rửa kính; nếu là xe mới, nên mua theo chỉ định của nhà sản xuất hoặc nếu cần thiết, một chút nước rửa kính/rửa bát pha với nước sạch cũng là giải pháp tốt. Bạn cũng nên xem qua bình đựng nước làm mát để có thể yên tâm trước khi khởi hành.
Hệ thống phanh: Khi đạp phanh không tiếng kêu bất thường từ hệ thống phanh, xe không lạng sang hai bên khi phanh trên đường thẳng, chân phanh có sự phản hồi khi đạp phanh chết cứng (nếu chân phanh từ từ hạ xuống khi bạn đạp hết phanh thì ngay lập tức đến garage để kiểm tra - do mất áp lực phanh).
Hệ thống điều hòa: Quạt gió điều hòa không có tiếng kêu lào xào, độ lạnh nhanh, đường gió trong không có mùi ẩm mốc…
Dù không muốn, nhưng bạn cũng nên phòng trước những trường hợp xấu có thể xảy ra. Hãy học cách thay lốp dự phòng, khi đó một chiếc kích nâng gầm phù hợp tải trọng của xe và một chiếc cờ-lê để tháo ốc sẽ rất hữu ích, bạn và gia đình sẽ không mất thời gian đợi chờ xe cứu hộ hay phải nhờ người khác.
Nhiên liệu: Hãy đảm bảo rằng chiếc xe luôn có nhiều hơn 1/3 bình nhiên liệu, điều này không chỉ giúp bạn an tâm khi lái xe mà còn giúp bơm xăng hoạt động bền bỉ hơn (bơm xăng dùng chính xăng để làm mát).
Theo Dân trí