Đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy pháp pháp luật, Bộ Tư pháp nêu rõ, Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL quy định: “Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”.
Thực hiện pháp điển về hình thức có thể đáp ứng được yêu cầu cấp bách là xây dựng một Bộ pháp điển tập hợp theo một trật tự hợp lý toàn bộ các để phục vụ nhu cầu tra cứu trong áp dụng, thực hiện pháp luật. Còn việc sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật hiện hành vẫn tiến hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật bình thường. Khi có văn bản mới được ban hành, có văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ thì sẽ cập nhật vào Bộ pháp điển.
Theo đó, văn bản quy phạm do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành được sử dụng để pháp điển gồm các văn bản sau:
1.Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
Các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung ngày 15 tháng 7 năm 2020 có hiệu lực.
2. Bộ pháp điển của Việt Nam (Được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển - phapdien.moj.gov.vn)
Bộ pháp điển của Việt Nam được cấu trúc theo chủ đề. Hiện nay, Bộ pháp điển có 45 chủ đề được đánh số thứ tự từ số 1 đến số 45. Mỗi Chủ đề có 1 hoặc nhiều đề mục. Trong mỗi đề mục có thể có các Phần, Chương, Mục, Tiểu mục, Điều, Khoản, Điểm. Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.
Bộ pháp điển Việt Nam được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển. Địa chỉ: https://phapdien.moj.gov.vn và được khai thác, sử dụng miễn phí. Đây là Cổng thông tin điện tử độc lập, đăng tải Bộ pháp điển, do Nhà nước giữ bản quyền và giao Bộ Tư pháp thống nhất quản lý, duy trì hoạt động.
Theo Cục Kiểm tra văn bản quy pháp pháp luật hiện có hơn 61 ngàn văn bản pháp quy. Có trường hợp chính cơ quan ban hành văn bản cũng không xác định được giá trị hiệu lực của văn bản pháp quy do mình ban hànhViệc xây dựng và khai Bộ pháp điển góp phần tạo bước chuyển biến mới về chất của hệ thống pháp luật, phục vụ đắc lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Hồng Nga