Thực tế, giao thông ở Nhật Bản rất đắt so với quốc tế, với nhiều loại phí và thuế cao, đặc biệt là với loại hình giao thông bằng xe ô tô cá nhân.
Giao thông đường sắt
Hàng chục công ty đường sắt tại Nhật Bản cạnh tranh trong thị trường vận tải hành khách trong khu vực và địa phương và họ đã làm xuất sắc vai trò của mình. Chiến lược lâu dài của các doanh nghiệp này là xây dựng các khu bất động sản hoặc siêu thị bên cạnh ga tàu. Khoảng 250 tàu Shinkansen tốc độ cao kết nối các thành phố lớn. Tất cả các đoàn tàu này nổi tiếng vì chạy đúng giờ.
Hệ thống đường sắt là một trong những phương tiện vận tải hành khách chủ yếu, đặc biệt vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn và với tốc độ cao giữa các thành phố lớn và cho người đi lại trong các vùng đô thị. Các công ty đường sắt Nhật Bản do Nhà nước điều hành cho đến năm 1987, bao phủ hầu hết các vùng của Nhật Bản. Ngoài ra cũng có dịch vụ đường sắt vận hành do các công ty đường sắt tư nhân hoặc chính phủ khu vực, hoặc các công ty được tài trợ bởi cả chính phủ khu vực và các công ty tư nhân. Tổng độ dài đường sắt là 27,182km. Đường sắt đầu tiên được xây dựng nối ga Shimbashi của Tokyo với ga Yokohama của Yokohama vào năm 1872. Ngày nay là một trong những quốc gia có mạng lưới giao thông vận tải phát triển nhất trên thế giới.
Giao thông hàng không
Giao thông ở Nhật đáng nói hơn cả là lưu lượng hoạt động tại các sân bay. Có 176 sân bay. Sân bay quốc tế Tokyo là sân bay bận rộn nhất châu Á. Còn sân bay quốc tế Narita tại Narita, tỉnh Chiba, Nhật Bản, phía Đông của vùng Đại Tokyo phục vụ phần lớn các chuyến bay vận chuyển hành khách đến và đi Nhật Bản và cũng là điểm kết nối hàng không chính giữa châu Á và châu Mỹ. Đây là sân bay tấp nập và vận chuyển hàng hóa lớn thứ 2 Nhật Bản, sân bay vận chuyển hàng hóa tấp nập thứ 3 thế giới. Vài phút lại có một máy bay hạ cánh cất cánh. Với hàng trăm cổng kiểm soát mỗi sân bay lớn. Tại đây, gần như là thành phố nén với những phương tiện và dịch vụ quá ư tiện lợi cho các hành khách trong những chuyến bay ngắn và dài.
Tàu shinkansen
Tàu shinkansen là các xe lửa chạy trên các tuyến đường sắt cao tốc độc lập với các tuyến tàu chạy ngắn metro, với một vài trường hợp ngoại lệ. Shinkansen chiếm phần lớn hoạt động giao thông đường dài tại Nhật Bản, với hơn 10 tỷ lượt hành khách đã đi trên tất cả các tuyến. 1,114 chuyến chạy hàng ngày rất an toàn, không có tai nạn liên quan đến việc hành khách chết hoặc bị thương nào trong suốt 50 năm lịch sử. Shinkansen cũng nổi tiếng vì rất đúng giờ, tương tự với tất cả các phương tiện giao thông vận tải tại Nhật Bản.
Nhật Bản đã phát triển công nghệ tàu đệm từ, và đã phá vỡ tốc độ kỷ lục thế giới trong tháng 4/2015 với một con tàu đi với tốc độ 603 km/h (375 mph). Tàu Chūō Shinkansen, một dịch vụ tàu đệm từ thương mại hiện tại đang được xây dựng để kết nối Tokyo tới Nagoya và Osaka. Khi hoàn thành năm 2045 tàu này sẽ đi khoảng cách trên chỉ trong thời gian 67 phút, bằng một nửa thời gian của tàu shinkansen hiện tại.
Giao thông đường bộ
Ngành vận tải phát triển nhanh vào những năm 1980, đạt kỷ lục 274.2 tỉ tấn/km. Hàng hóa được xử lý bằng xe có động cơ, chủ yếu là xe tải trong năm 1990, đạt hơn 6 tỷ tấn, chiếm 90% khối lượng và chiếm 50% tấn/km của vận tải hàng hóa trong nước.
Hành khách đường bộ và vận chuyển hàng hóa phát triển rõ rệt trong những năm 1980 khi việc sở hữu tư nhân các xe có động cơ tăng lên rất nhiều, cùng với chất lượng và quy mô mở rộng của đường bộ quốc gia. Công ty xe buýt bao gồm cả công ty xe buýt JR đều mở các tuyến xe buýt đường dài trên tất cả các tuyến đường siêu tốc quốc gia mở rộng. Không chỉ có giá vé tương đối thấp và ghế ngồi rộng rãi, những chiếc xe buýt được sử dụng nhiều bởi vì chúng hoạt động cả ban đêm, trong khi dịch vụ hàng không và xe lửa bị hạn chế.
Sửa đường với tốc độ kinh ngạc cả thế giới
Tốc độ của tái thiết công tác sửa chữa từ đổ nát đáng kinh ngạc của Nhật bản đang được chứng minh khả năng nổi trội của quốc gia này. Người Nhật đã có thể vực lên và đứng trở lại trên đôi chân của mình.
Bức ảnh con đường cao tốc nứt toác cho thấy cường độ khủng khiếp của thảm họa 11/3/2011. Con đường này lại là bằng chứng cho thấy tốc độ tái thiết đáng kinh ngạc và khả năng tự phục hồi của quốc gia còn giữa bộn bề lo toan này chỉ trong một thời gian cực ngắn: sau 6 ngày làm việc ngày đêm.
Công tác thi công bắt đầu ngày 17/3 và chỉ 6 ngày sau đó, đoạn đường bị hư hại nghiêm trọng trên đường cao tốc Great Kanto ở Naka đã lại như chưa có gì xảy ra. Con đường sẵn sàng cho các hoạt động giao thông.
Chỉ sau 6 ngày đường đã được phục hồi (Ảnh: Internet).
Nhiều công nhân đã trở lại làm việc chỉ một ngày sau động đất và sóng thần và nhiều trung tâm thương mại, công ty kinh doanh ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của động đất cũng đã hoạt động trở lại.
Sự hồi phục của Nhật Bản đã khiến cho các nhà đầu tư, bao gồm các nhà đầu tư Mỹ giàu nhất thế giới, tuyên bố rằng tai họa thiên nhiên vừa qua đã làm cho nhiều người dân Nhật chết hoặc mất tích nhưng càng chứng tỏ đó là quốc gia chứa đựng sự kiên cường và tài ba nhất.
Ngày 8/11/2016, một hố tử thần khổng lồ đột ngột xuất hiện ngay giữa trung tâm TP Fukuoka, thuộc phía Tây Nam Nhật Bản. Ước tính hố tử thần này có diện tích lên tới 810m vuông, và sâu tận 15m. Và bạn bè quốc tế đã phải bái phục vì tốc độ sửa đường: chỉ mất 6 ngày cả thi công lẫn quá trình nghiệm thu kiểm tra độ an toàn của con đường.
Chỉ vài ngày sau khi hố tử thần xuất hiện, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân TP Fukuoka, chính quyền địa phương đã hoàn toàn khắc phục được sự cố này.
Ngay khi nhận được thông báo về sự việc, chính quyền TP Fukuoka đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để kiểm tra và khắc phục hậu quả vụ tai nạn. Trong vòng 2 ngày, toàn bộ các nguồn cung cấp điện, nước, gas hay các hệ thống xử lý rác thải đều đã được sửa chữa hoàn toàn. Trong khi đó, khoảng 6.200m3 xi măng và cát cũng đã được đổ lấp đầy hố tử thần khổng lồ. Tuyến đường 5 làn đã đi vào hoạt động chỉ vài ngày sau khi sự cố xảy ra.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền thành phố vẫn chưa đưa tuyến đường mới được sửa chửa đi vào hoạt động ngay lập tức. Có một đội chuyên gia chuyên nghiên cứu cấu trúc đất đã được điều động kiểm tra độ an toàn của tuyến đường. Sau 4 ngày kiểm tra kỹ lưỡng, cuối cùng, các chuyên gia đi đến kết luận tuyến đường đã sẵn sàng phục vụ người dân.
Tốc độ sửa đường khiến cả thế giới khâm phục (Ảnh: Internet).
Còn công tác sửa chữa đường xá định kỳ thường được tiến hành vào ban đêm để tránh sự ngưng trệ của giao thông và tránh phiền phức cho người dân. Buổi đêm họ làm liên tục không ngưng nghỉ, rất nghiêm túc. Cũng không gây ra tiếng ồn hoặc bụi bặm cho khu vực xung quanh. Đồng thời, những công nhân sửa đường rất ý thức bảo vệ tài sản của người dân. Họ dùng một tấm vải lớn phủ lên xe của người đi đường để bảo vệ nó khỏi bụi bẩn hoặc xước xát trong khi họ làm việc.
Vì sao người Nhật làm được kỳ tích này?
Nhà thầu sửa chữa đường xá ở Nhật thường dự tính cắt giảm tối đa những quy trình rườm rà và quy định gây tốn thời gian, nhằm đảm bảo quá trình sửa chữa nhanh hơn rất nhiều.
Sự phối hợp và kết nối làm việc của người Nhật rất nhịp nhàng, chuẩn xác đến mức không phải ngẫu nhiên, tốc độ làm việc và trách nhiệm làm việc của các nhân lực Nhật Bản được đánh giá rất cao trên thị trường quốc tế. Với một đội ngũ được đào tạo và hợp tác tốt, thời gian sẽ được rút ngắn xuống rất đáng kể.
Thái độ làm việc của người Nhật hết sức nghiêm túc. Các công nhân người Nhật sẵn sàng làm xuyên đêm để kịp tiến độ công trình. Người Nhật không muốn gây phiền phức đến cho người khác, tránh gây ảnh hưởng đến năng suất của chính người dân.
Đó chính là lý do vì sao giao thông ở Nhật luôn đứng vững trước thảm họa, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Theo Xây Dựng