Pháp sẽ phủ tấm pin năng lượng Mặt trời cho 1000 km đường bộ
Đây là một giấc mơ không hề viển vông của người Pháp, khi chính phủ nước này công bố kế hoạch xây dựng 1.000km đường giao thông được phủ bằng các tấm pin năng lượng Mặt Trời trong vòng 5 năm tới.
Mục tiêu được chính phủ Pháp đặt ra là cung cấp đủ năng lượng cho khoảng 5 triệu người, tương đương 8% dân số quốc gia này.
Các tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng cho dự án này có tên Wattway với độ dày 7mm, có thể lắp đặt trên bất kỳ con đường nào mà không cần phải thay đổi cơ sở hạ tầng hay đào đường. Chúng được làm làm từ màng mỏng silicon đa tinh thể có kích thước 15cm này được phủ lên trên một lớp đế bằng nhựa đường, giúp chúng chịu lực tốt hơn.
Mặc dù được đích thân ông Ségolène Royal - Bộ trưởng Bộ Sinh thái, phát triển bền vững và năng lượng của Pháp - giới thiệu trong buổi họp báo, nhiều người vẫn tỏ ra lo ngại về việc ý tưởng đường pin Mặt Trời sẽ không mang lại lợi nhuận, thiếu hiệu quả và không đủ an toàn để trở thành đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhất là khi so sánh với cách đặt lên mái nhà truyền thống. Nhưng trước khi mọi thứ rõ ràng, bất kỳ ý tưởng nào về năng lượng sạch đều đáng được ủng hộ.
Lắp đặt các tấm pin Mặt Trời trên đường.
Đây là kết quả của 5 năm hợp tác nghiên cứu giữa công ty xây dựng đường bộ Colas và Viện Nghiên cứu năng lượng Mặt Trời quốc gia. Trước đó, không ít chuyên gia đã nhận định rằng dự án này là bất khả thi vì chi phí đắt đỏ, thiếu an toàn và kém hiệu quả hơn so với cách đặt các tấm pin quang năng lên mái nhà.
Ý tưởng về một con đường làm từ các tấm pin Mặt Trời được một cặp vợ chồng người Mỹ đưa ra vào năm 2014. Sau khi huy động vốn từ cộng đồng, họ có được hơn 2 triệu USD để gắn các tấm pin đặc biệt này lên mặt đường. Tiếp đó, Hà Lan đã trở thành nước đầu tiên thử nghiệm và cho kết quả tốt hơn mong đợi khi xe đạp lưu thông bình thường trên đường.
Ông Hervé Le Bouc, CEO của Colas, cho biết cấu trúc theo lớp độc đáo này giúp tăng độ bám đường hơn các tấm năng lượng thường, giảm nguy cơ tai nạn cho xe tải và xe hơi. Ngoài ra, ông Le Bouc cũng bổ sung thêm rằng Wattway đã được thử nghiệm tại 2 thành phố Chambéry và Grenoble. Mục đích của thử nghiệm là kiểm trả khả năng chịu đựng lưu lượng giao thông trong 20 năm của một con đường bình thường, với hơn 1 triệu lượt xe cộ lưu thông mà không hề bị dịch chuyển
Ngoài ra. các tấm pin này cũng có khả năng chống chịu thời tiết. Những lớp silicon được bao kín an toàn, khô ráo khi trời mưa, và độ mỏng cho phép đáp ứng sự giãn nở do nhiệt của vỉa hè. Thậm chí, Wattway còn vượt qua bài kiểm tra độ bền với những chiếc xe cào tuyết một cách tốt đẹp - loại phương tiện dọn đường quen thuộc vào những mùa đông lạnh giá tại Châu Âu.
Thêm vào đó, ông Hervé Le Bouc cũng nhận định rằng dựa trên giả định rằng chỉ 10% thời gian các tấm pin bị xe cộ che khuất, và trong khoảng thời gian ban ngày còn lại liên tục được Mặt Trời chiếu sáng. Từ đó, các chuyên gia của Colas đã ước tính cứ 20 mét vuông mặt đường sẽ cung cấp đủ điện cho một hộ gia đình, không bao gồm sử dụng hệ thống sưởi.
Hà Lan: Đường "thông minh" vận hành bằng năng lượng mặt trời
Lối đi cho xe đạp được gắn tấm năng lượng mặt trời lúc còn đang thi công tại Hà Lan.
Năm ngoái, Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng một con đường năng lượng mặt trời, nghĩa là làn đường dành cho xe đạp được lót bằng các tấm pin mặt trời có phủ lớp kính.
Con đường mà Hà Lan thí điểm chỉ dài 70m. Tháng 5 vừa qua, một báo cáo cho rằng con đường này tạo được điện nhiều hơn dự kiến, cụ thể là trong vòng 6 tháng, nó đã ra hơn 3.000kWh, đủ để cấp điện cho một căn hộ nhỏ trong vòng 1 năm.
Nhóm thực hiện con đường này là SolaRoad ước tính: trong một năm, những mô hình tương tự có thể tạo hơn 70kWh trên mỗi m2.
Trong khi đó, tại Mỹ vào năm 2012, họ có đến 6,5 triệu km đường. Năm 2013, Ấn Độ có hơn 4,5 triệu km đường. Nếu chỉ cần áp dụng một phần nhỏ theo mô hình của Hà Lan thì tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời là không giới hạn.
Cụ thể, con đường SolaRoad chèn những tấm năng lượng mặt trời giữa các lớp kính, nhựa silicon và nhựa đường, có trọng tải đến 12 tấn. Mỗi tấm panel mặt trời được kết nối với các bộ đo thông minh, chúng sẽ tối ưu hoá dòng ra và chuyển điện trực tiếp lên hệ thống đèn đường, hoặc ngược về mạng lưới điện thông thường.
Tấm kính hình lục giác phủ bên trên các tấm năng lượng mặt trời trên đường.
Điểm quan trọng khi thi công là con đường "thông minh" này là làm sao cho đường mặt trời phải bền chắc. Do vậy, chi phí về sửa chữa và bảo trì có thể vượt quá lợi ích mà con đường mang lại.
Điều mà SolaRoad làm là thiết kế con đường làm sao nếu một tấm panel nào bị hỏng hay bị bụi bẩn không vận hành được thì không ảnh hưởng đến những panel còn lại.
SolaRoad không chỉ là dự án duy nhất cho tới nay. Mỹ cũng có một kế hoạch đang được xem xét với quy mô lớn hơn, biến những con đường cao tốc thông thường ở Mỹ thành đường năng lượng mặt trời. Thực tế, chính phủ Mỹ đang cân nhắc. Song song đó, trên Indiegogo cũng có dự án làm bãi đậu xe năng lượng mặt trời, kêu gọi cộng đồng hỗ trợ
Dự án đường năng lượng mặt trời của Mỹ có trọng tải đến 125 tấn, cao hơn nhiều so với con đường xe đạp của Hà Lan. Bề mặt đường có vân và có độ bám cao, các tấm panel thiết kế theo hình lục giác để dễ sắp xếp khi gặp đường cong hoặc lên/xuống dốc. Chúng cũng có nhiệt để có thể làm tan tuyết hoặc băng, có tích hợp đèn LED để làm dấu hiệu chỉ dẫn đi đường.
Nếu những tấm panel như vậy được lắp đặt tại những bãi đậu xe thông thường thì chúng có thể cấp điện cho chính cửa hàng có bãi đậu xe ấy. Internet đã giúp cho chiến dịch này có được rất nhiều người ủng hộ, với tổng số tiền đến nay là 2.261.447 USD, cao hơn 220% dự kiến ban đầu.
Thiên Ân tổng hợp từ Internet