Tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường vào giờ tan học do học sinh tụ tập; học sinh chưa đủ tuổi đi xe gắn máy, không giấy phép lái xe đi xe mô tô đến trường, học sinh không đội mũ bảo hiểm, chở ba, đi hàng ngang, vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng đang trở thành... chuyện thường ngày. Tất cả những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của thế hệ tương lai quả thật đáng lo ngại
Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục ATGT cho học sinh chưa thực sự chặt chẽ. Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ giáo viên trong hai buổi họp phụ huynh, thậm chí không trò chuyện với thầy, cô giáo của con, không phải hiếm. Giáo viên đến thăm nhà học sinh lại càng hiếm hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức mói chung, giáo dục ATGT cho các em nói riêng. Nguyên nhân được đưa ra là nhà trường thì bận quá nhiều việc phải lo, chưa có biện pháp hiệu quả để giáo dục các học sinh – sinh viên. Còn nhiều bậc phụ huynh cũng chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục cho con em về chấp hành ATGT, không dành thời gian để quan tâm, dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật Giao thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào nâng cao “Hiệu quả vai trò của gia đình và nhà trường về giáo dục ATGT cho học sinh”
Đối với nhà trường cần cung cấp kiến thức an toàn giao thông cho giáo viên đóng vai trò rất quan trọng đến hiệu quả giảng dạy tại nhà trường. Qua đó giáo viên trang bị kiến thức an toàn giao thông cho học sinh. Thầy cô cần phải là tấm gương về chấp hành quy định về ATGT cho học sinh noi theo. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông theo quy định;đồng thời, thực hiện lồng ghép tuyên truyền vào các buổi chào cờ đầu tuần; tổ chức mời các chuyên gia về ATGT đến để nói chuyện với các em. Nhà trường cần đưa việc chấp hành ATGT làm một tiêu chí để đánh giá đạo đức của học sinh, cũng như một tiêu chí để đánh giá thi đua của nhà trường như: tổ chức cho học sinh, giáo viên ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ và có những chế tài thích hợp trong việc đánh giá, nhận xét cuối năm về hạnh kiểm, đạo đức. Tập trung giáo dục thanh thiếu nhi, mẫu giáo, mầm non hình thành ngay nếp nghĩ, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, giống như một công dân sinh ra phải biết hát Quốc ca.
Mất trật tự an toàn giao thông mỗi khi tan trường.
Đối với phụ huynh phải nhận thức rõ rằng gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho trẻ về việc tham gia giao thông. Những kiến thức bé học được từ bố mẹ trong những năm đầu đời sẽ hằn sâu và theo suốt cuộc đời”, vì vậy cần giáo dục cho con em mình ý thức chấp hành luật giao thông từ nhỏ. “Việc giáo dục con cái khi tham gia giao thông một cách cẩn thận, tỉ mỉ, không chỉ liên quan đến tính mạng và tài sản của bản thân mình mà còn liên quan đến nhiều người khác. Những kiến thức giao thông đã “ăn vào máu” từ gia đình truyền đạt trong suốt những năm đầu đời là vô cùng cần thiết. Hơn ai hết, cha mẹ là người gần gũi nhất với các em, hiểu biết rõ tâm tư tình cảm của các em và dễ dàng khuyên răn, dạy bảo các em chấp hành pháp luật. Vì vậy cha mẹ là người phải theo dõi hàng ngày khi các em tham gia giao như: đùa giỡn dưới lòng đường, băng qua đường không quan sát, phóng nhanh vượt ẩu, đi xe đạp hàng đôi, hàng ba. Phụ huynh tuyệt đối không cho con sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi; phải đội nón bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông trên đường bộ và mặc áo phao khi đi trên đường thuỷ. Hơn ai hết phụ huynh phải gương mẩu chấp hành luât giao thông, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Bởi trẻ nhỏđều rất tin cha mẹ của mình và học làm theo người lớn. Hầu hết các hành vi cha mẹ làm đều được các em mặc định là đúng, xem là chuẩn mực và sẽ thích làm theo. Mặt khác, một khi phụ huynh đã sai thì chắc sẽ không thể nhắc nhở hay dạy bảo các em khi phạm luật vì chính bản thân mình cũng đã làm sai. Phụ huynh phải tự chấp hành tốt luật giao thông; tuyệt đối không vi phạm ATGT dù chỉ là một lỗi nhỏ. Mặt khác, phụ huynh phải cùng tham gia giáo dục ATGT cho các em ngay từ nhỏ.
Cần thường xuyên thực hiện tuyên truyền ATGT vào các buổi chào cờ hàng tuần.
Hơn ai hết phụ huynh và nhà trường cần sự phối hợp chặt chẽ trong nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho họ sinh. Nội dung các kỳ họp phụ huynh, cần có nhiều nội dung trao đổi về giáo dục ATGT cho học sinh. Tổ chức các buổi truyền thông đến cha mẹ học sinh về nội dung ATGT. Nhà trường nên phân công giáo viên liên lạc thông qua các hình thức với phụ huynh có con em vi phạm Luật Giao thông tìm phương thức giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông cho các em có hiệu quả nhất. Phụ huynh cần thiết lập và duy trì mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn qua gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, xem sổ liên lạc hay các kỳ họp phụ huynh nắm bắt tình hình học tập và chấp hành Luật Giao thông của con em mình. Thường xuyên nắm bắt tình hình rèn luyện của con ở trường, lớp đồng thời cung cấp thông tin về chấp hành Luật Giao thông của con cho giáo viên chủ nhiệm để hai bên cùng tìm giải pháp giáo dục trẻ. Tham gia đầy đủ các cuộc họp Phụ huynh, các hoạt động khác theo yêu cầu của trường, lớp.Nắm bắt thông tin và luôn giữ liên lạc với ban phụ huynh, cán sự lớp và bạn bè thân thiết của con để biết việc đi đứng, học hành của con em mình.
Thật vậy gia đình và nhà trường cần có tiếng nói chung trong giáo dục cho học sinh. Mỗi thầy cô, cha mẹ là tấm gương về chấp hành ATGT. Cần xây dựng và nhận rộng mô hình hay trong phát huy vai trò của gia đình và nhà trường về giáo dục ATGT cho học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh cần có tiếng nói tích cực hơn tới những bậc phụ huynh thiếu gương mẫu, nuông chìu con vi phạm Luật GT.
Kiều Oanh