Cách khắc phục xe máy để lâu ngày không nổ được
Có nhiều nguyên nhâncó thể làm cho xe để lâu ngâu ngày không khởi động được, tuy nhiên hầu hết là do bộ chế hòa khí gây ra. Bộ chế hòa khí chiếm đến 80% nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đối với các dòng xe đời mới sử dụng bộ phun xăng điện tử thì ít bị tình trạng này hơn, thường hay xảy ra ở các loại xe sử dụng bộ chế hòa khí cũ. Sau đây là nguyên nhân và cách khắc phục giúp các bạn làm được cho cả xe tay ga và xe số.
1. Do thời tiết lạnh
- Mỗi khi trời lạnh thì chỉ cần sau một đêm thôi cũng có thể khiến xe của bạn khó khởi động. Nguyên nhân là do khi trời lạnh, nhiệt độ hạ xuống thấp, độ ẩm không khí sẽ tăng làm cho xăng bị bay hơi các phần nhiên liệu dễ cháy, dẫn đến khi khởi động nhiên liệu khó đốt cháy hơn và động cơ không khởi động nổ được.
- Cũng trong thời gian xe không sử dụng, phần xăng còn lại trong bộ chế hòa khí sẽ bị đóng cặn dẫn đến khó khởi động. Nếu gặp trường hợp này thì tránh đề máy liên tục có thể làm ắc quy bị cạn kiệt, thời gian tối đa cho mỗi lần đề là 2 giây mà thôi, nếu không biết bạn có thể làm hỏng ắc quy của mình (thời gian giữa 2 lần đề liên tiếp là 10 giây). DO vây tốt nhất nếu không sử dụng xe thì nên khóa xăng lại.
- Cách khắc phục: tốt nhất là kéo le
- Tắt đèn xe và đèn xi nhan (nếu chưa tắt) để tiết kiệm điện cho ắc quy, không bật chìa khóa mà tắt nó đi.
- Kéo le gió sang trái hết cỡ rồi đạp cần khởi động khoảng 5-10 cái. Bạn nhớ là phải đạp chứ không được đề vì lúc này đang tắt chìa khóa mà. Vị trí của le gió thường nằm bên trên tay lái, ở gần tay cầm một chút. Đạp để cho xăng tiếp tục xuống.
- Sau khoảng 5-10 cái thì đóng le gió lại (kéo sang phải), bật chìa khóa lên rồi khởi động xe.
- Có thể nhiều bạn sẽ thắc mắc đã tắt chìa khóa mà còn đạp cần khởi động làm gì. Lý do là các bước trên sẽ giúp bạn điều chỉnh lại tỉ lệ giữa xăng và không khí. Chúng ta kéo le sang trái là để đống gió, không cho không khí tiếp tục vào bộ chế hòa khí. Khi gió giảm, xăng vẫn tiếp tục xuống sẽ làm đậm hỗn hợp nhiên liệu lên. Nếu không làm như vậy thì hỗn hợp nhiên liệu vẫn bị loãng không đủ để khởi động. Một khi hỗn hợp đã sẵn sàng thì chỉ cần bật chìa khóa lên và khởi động lại sẽ được ngay.
- Đối với một số dòng xe tay ga sẽ không có le gió thì bạn chỉ còn cách là đạp cần khởi động thay vì đề. Dựng chân chống giữa lên rồi hãy đạp khởi động. Nếu bạn dựng chân chống nghiêng mà xe khởi động được thì nó sẽ chạy vuột khỏi tay bạn đấy, nhớ lưu ý điều này. Ở xe tay ga vẫn có cần đạp để dùng trong truòng hợp không đề được, nếu đề quá lâu thì sẽ làm hỏng ắc quy. Nếu bạn là nữ, bạn chỉ cần hạ thấp cần khởi động xuống rồi hãy đạp. Tay phải vặn ga vừa phải để xăng xuống vừa đủ. Nhiều bạn không biết, cứ vặn cho hết lực, xăng xuống nhiều lại gây hiện tượng ngộp xăng.
2. Do xe bị thừa xăng, ngộp xăng
- Lúc xe không khởi động được là lúc bạn bắt đầu mất bình tĩnh nên sẽ cố đạp và đề liên tục. Hậu quả là xăng sẽ xuống nhiều hơn gây ra hiện tượng thừa xăng, ngộp xăng. Tệ hơn là trong lúc điên cuồng đề máy thì ắc quy của bạn bắt đầu cạn kiệt. Lúc khởi động được sẽ thấy khói đen từ bô xe máy bay ra.
- Cách khắc phục:
- Mở nắp bình xăng ra rồi đóng lại. Sau đó kiểm tra lỗ thông hơi trên nắp xăng có bị tắc không, nếu có thì dùng tăm nhỏ chọc 1 cái. Đó là 1 lỗ nhỏ nằm trên nắp xăng, lỗ này nếu bị tắc thì xăng sẽ không xuống bộ chế hòa khí được, thường là do bụi bám vào.
- Khởi động lại xem được chưa. Nếu chưa thì phải xả xăng, xăng phải chảy ra thì mới thông được.
- Xe muốn khởi động được thì cần đảm bảo đúng tỉ lệ giữa xăng và gió, dù đó là xe gì đi nữa thì điều này vẫn đúng. Thừa xăng thiếu gió hay ngược lại đều làm xe không khởi động được. Do vậy bạn cần phải nhớ tránh đề liên tục hoặc đạp liên tục dù nó không nổ. Các lần khởi động phải cách nhau ít nhất 10 giây.
3. Xe để hơn một tuần không sử dụng
- Một tuần không sử dụng là thời gian đủ cho cặn trọng xăng lắng xuống, đọng lại trong bộ chế hòa khí dẫn đến khó nổ máy hơn. Ngoài ra xe để lâu ngày làm cho xăng bị bay hơi, xe khó khởi động. Miễn là xăng cũ chảy ra, xăng mới chảy xuống thì sẽ lại nổ máy lại được như bình thường.
- Cách xả xăng:
- Khóa xăng lại: ở bình xăng con có 1 cái khóa, gạt nó về vị trí Off (khóa). Khóa xăng để đảm bảo xăng từ bình xăng lớn không tiếp tục chảy xuống bình xăng con nữa. Lúc này bạn mới xả xăng từ bình xăng con ra được.
- Hứng xăng: chuẩn bị 1 chén nhỏ hoặc 1 chai nhựa để hứng xăng chảy ra. Tuyệt đối tránh lửa lúc xả xăng.
- Tháo xăng: dùng tuốc nơ vít vặn ốc xả xăng trên bình xăng con ra. Ốc này nằm ở vị trí thấp nhất. Mục đích của tháo xăng sẽ giúp loại bỏ xăng thừa, bị cặn ra khỏi bình xăng con.
- Chỉ cần xả xăng ra thì dù xe để 3 tháng cũng khởi động được. Nếu không biết được nguyên lý đơn giản này thì bạn sẽ phải dắt bộ ra tiệm sửa xe gần nhất và thợ sẽ phán đủ các kiểu bệnh cho xe của bạn. Nhặc bạn luôn là hãy khóa xăng lại nếu không sử dụng xe nhé, khi nào chạy thì mở ra.
4. Xăng không xuống
- Có 2 nguyên nhân: do trời lạnh hoặc do bụi làm cho xăng không chảy xuống được từ bình xăng chính xuống bình xăng con.
- Trong trường hợp này bạn cần tháo ống xả xăng ra để giúp xăng xuống dễ dàng hơn. Ống xả xăng là 1 đoạn cao su nối từ bình xăng chính xuống bình xăng con, chỉ cần nhìn qua là bạn sẽ nhận ra nó. Dùng kìm để kéo khóa rồi hãy giật ống nối vào bình xăng con ra.
5. Bugi bị ướt
- Một nguyên nhan cũng hay xảy ra là bugi bị hỏng hoặc bị ướt nên không đánh lửa được.
- Lúc khởi động được là lúc bạn sẽ đạp nổ và đề xe liên tục nên vô tình làm xăng xuống nhiều hơn nhưng gió thì ít, làm cho bugi bị ướt nên không đánh lửa được. Lúc này cần tháo bugi ra và lau sạch.
- Việc tháo bugi không phức tạp nhưng cần đủ dụng cụ gồm 1 chiếc tuốc nơ vít và 1 khẩu 17. Bạn giật ống màu đen ra khỏi vị trí của nó, sau đó đưa khẩu 17 lắp vào, tiếp đó dùng tuốc nơ vít luồn qua lỗ của khẩu 17 rồi xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo bugi ra (hoặc đơn giản hơn là bạn trang bị 1 chiếc cần mở bugi chuyên dụng). Sau đó lau khô bugi rồi lắp vào lại như cũ.
- Thường thì 1 năm trở đi là có thể thay thế bugi mới. Việc thay bugi mới không khó, bạn đến cửa hàng bán phụ tùng xe máy, nói loại xe là người bán có thể bán cho bạn loại bugi phù hợp. Tháo và tự thay bugi hoàn toàn dễ dàng.
6. Biện pháp phòng tránh
- Đổ đầy xăng: nếu xe máy phải để lâu ngày không dùng đến thì trước hết bạn cần đổ đầy bình xăng để tránh không khí, hơi ẩm làm gỉ sét bình xăng.
- Khóa xăng: sau khi đi lần cuối cùng, bạn nên khóa xăng lại để tránh xăng tiếp tục chảy vào bộ chế hòa khí. Sau khi khóa xăng bạn có thể để máy đến khi xe tự tắt rồi cất xe đi.
- Xả hết xăng: nếu cẩn thận hơn, bẹn nên xả hết xăng trong bộ chế hòa khí ra để tránh bị cặn khi lấy xe ra chạy.
- Dựng chống đứng: nếu được thì tối thiểu 1 tuần phải chạy 1 lần để động cơ được hoạt động, xăng cũng không bị đóng cặn và bánh xe không bị mềm ra, rạn nứt. Nên để chân chống giữa để giảm bớt áp lực lên bánh xe.
- Bảo quản ắc quy: nếu để quá lâu thì bình ắc quy dễ bị mất điện dẫn đến không đề được xe, bóp còi xe không kêu. Có người cẩn thạn sẽ tháo ắc quy ra đem cất. Nếu đề không nổ thì tránh đề nhiều lần hoặc quá lâu vì sẽ làm hỏng ắc quy. Ắc quy dùng lâu nhất thì cũng khoảng 3 năm là thay một lần.
Theo tinxe