Các hạng mục bảo dưỡng xe Toyota sau 40.000km

Nội dung bảo dưỡng của cấp này bao gồm các hạng mục quan trọng như:

Kiểm tra và thay mới dầu máy.

Thay mới bộ phận lọc dầu.

Kiểm tra và làm sạch lọc gió động cơ xe.

Kiểm tra phía dưới gầm xe và xiết lại gầm.

Kiểm tra các loại chất lỏng quan trọng trong xe như nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực, nước làm mát…

Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh xe.

Bảo dưỡng lốp xe.

Làm sạch khoang máy.

Sử dụng dung dịch chuyên dụng để làm sạch hệ thống điều hòa.

 

Bảo dưỡng hệ thống phanh xe

Bảo dưỡng cấp 40.000km đòi hỏi chủ xe phải chú ý tới hệ thống phanh. Để kiểm tra hệ thống phanh xe sau 40.000km, chủ xe cần kiểm tra bộ phận rotor (hay còn gọi là đĩa phanh) ở hai bánh đằng trước. Việc kiểm tra có thể thực hiện bằng mắt thường, chủ xe hãy quan sát xem đĩa phanh đã mòn ở mức độ nào, có xuất hiện trầy xước hay không. Vết trầy xước xuất hiện trên bề mặt đĩa phanh chính là dấu hiệu của một số lượng lớn cặn bẩn đang bám ở vị trí giữa lớp bố và bề mặt đĩa phanh.

Vì vậy nếu phát hiện tình trạng này, hãy đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng ô tô Toyota để kiểm tra kỹ hơn. Trong trường hợp quá nặng thì cần phải tráng mặt đĩa phanh hoặc thay đĩa phanh mới. Nếu bề mặt của đĩa phanh có dấu hiệu bị trầy xước nghiêm trọng, nên đưa xe đến các trung tâm để kỹ thuật viên chuyên nghiệp xem xét lại. Họ có thể khắc phục bằng cách tráng mặt hay thay luôn đĩa mới.

Hệ thống phanh xe cần được kiểm tra kĩ

Chủ xe cũng cần kiểm tra phanh ở bánh sau. Lưu ý khi kiểm tra cần đeo mặt nạ vì có thể bụi bẩn bám ở phanh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chủ xe. Bên cạnh đó chủ xe chú ý trống phanh hoặc mặt đĩa có gặp tình trạng cong vênh hay không, heo dầu có gặp trục trặc gì hay không…

Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra và thay mới các chi tiết bị hỏng hóc, chủ xe cần thực hiện “xả gió” cho hệ thống phanh. Dầu phanh và ống dẫn dầu phanh thường bị lẫn không khi do bố thắng bị mòn, vì vậy mà phanh hoạt động kém hiệu quả. “Xả gió” là thao tác giúp không khí thoát ra ngoài, không lẫn vào dầu phanh nữa.

Ngoài ra, chủ xe cũng cần mở nắp capo để kiểm tra lượng dầu phanh còn lại trong hộp chứa. Việc kiểm tra này cũng có thể được tiến hành bằng mắt thường vì dầu phanh có màu trong mờ. Lưu ý, kiểm tra dầu phanh nên diễn ra mỗi tháng một lần, không nhất thiết phải đợi đến lịch bảo dưỡng xe ô tô Toyota. Nếu thấy mực dầu quá thấp, hãy bổ sung dầu phanh ngay lập tức. Ngoài ra cần lưu ý nếu dầu phanh sụt giảm quá thường xuyên thì có thể hệ thống đã bị rò rỉ, cần kiểm tra các đường ống dẫn dầu phanh.

Vệ sinh lọc gió động cơ

Bộ phận lọc gió động cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận hành đều đặn của động cơ xe ô tô. Do đó quy trình bảo dưỡng xe Toyota đòi hỏi chủ xe phải vệ sinh bộ phận này. Lọc gió động cơ thường dính nhiều muội than bay ra từ buồng đốt. Nếu để muội than bám quá dày và quá lâu, động cơ có thể sẽ bị cháy. Bên cạnh đó, làm sạch lọc gió định kì sẽ giúp động cơ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn.

Vệ sinh lọc gió là thao tác nên làm

Việc làm sạch bộ lọc gió động cơ cũng không quá phức tạp. Chủ xe sau khi tháo được bộ lọc gió, hãy dùng vòi xịt hơi để xịt các tấm lọc sao cho bụi bẩn trôi hết. Tuyệt đối không giặt các tấm lọc với nước, xà phòng và không để dầu mỡ dây vào các tấm lọc này. Một lưu ý quan trọng nữa đó là không sử dụng vật nhọn để cậy hoặc làm sạch bụi bẩn bám dính trong các tấm lọc. Chúng sẽ rất dễ bị thủng và ảnh hưởng tới hiệu quả về sau.

Kiểm tra lốp

Lốp xe ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của người ngồi bên trong xe. Bên cạnh đó, lốp xe còn giúp chủ xe tiết kiệm nhiên liệu nếu biết chăm sóc lốp đúng cách. Do đó bảo dưỡng Toyota 40.000km không thể thiếu được công đoạn này. Việc chủ xe cần làm là kiểm tra độ mòn, độ căng, áp suất và các gai của lốp. Nếu phát hiện bất kì trục trặc nào cần phải sửa chữa hoặc thay lốp mới ngay. Ngoài ra chủ xe cần bơm đủ áp suất lốp, không nên bơm thừa hoặc thiếu áp suất.

Việc kiểm tra lốp vô cùng cần thiết

Kiểm tra và bổ sung các chất lỏng quan trọng

Các chất lỏng quan trọng đối với động cơ xe ô tô đó là: dầu trợ lực lái, nước làm mát, nước rửa kính, dầu máy… Những chất lỏng này có nhiệm vụ đảm bảo sự vận hành của động cơ xe được trơn tru và tăng tuổi thọ cho máy móc. Sau 40.000km, chủ xe cần kiểm tra các chất lỏng này, nếu mực chất lỏng quá thấp thì cần bổ sung thêm hoặc thay mới.

Theo danchoioto.vn