Ở các thành phố lớn, không khó để bắt gặp hình ảnh ôtô chạy làn xe máy, xe máy chiếm làn xe hơi. Họ không thấy hoặc không quan tâm xe nào phía trước, phía sau, cứ mặc nhiên mà chiếm làn, tạt đầu…. chính vì vậy, kèn xe trong trường hợp này rất cần thiết để người điều khiển xe  biết sự “tồn tại” của những phương tiện giao thông xung quanh.

Có nhiều người điều khiển phương tiện, không tuân thủ luật giao thông, dừng đỗ vô tội vạ như sân nhà mình, nếu chạy qua những đoạn lộ như thế này, không bấm kèn báo hiệu, có khi lại va vào những phương tiện hoặc những người đậu xe không đúng nơi quy định như thế này.

Xe ô tô, xe 2 bánh đậu thoải mái 2 bên lề đường.

Rồi người đi bộ băng qua đường không đúng nơi quy định mà còn không có ý thức nhìn trước, nhìn sau, muốn qua đường là qua, nếu bấm kèn không kịp lúc là xảy ra tai nạn giao thông ngay.

Còn ở nông thôn, xe máy, xe đạp, người đi bộ, đang đi bên phải, cao hứng ùa sang bên trái, không tín hiệu, không ngoái đầu nhìn; chạy hàng 2, hàng 3; đùa giỡn trên đường; vừa chạy vừa nghe điện thoại, muốn dừng xe chỗ nào là dừng. Không còi thì đâm vào người ta lúc nào không biết.

Dàn hàng, vừa chạy xe vừa đùa giỡn không chú ý  điều khiển xe rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Từ những lý do trên, người điều khiển phương tiện giao thông ở Việt Nam dù không muốn nhưng ở một số thời điểm, phải sử dụng kèn xe để nhắc nhỡ đối với những người tham gia giao thông theo kiểu “không biết, không nghe, không thấy”.

Kiều Oanh