Với vận tốc này, mỗi giây chiếc xe chạy được hơn 447 mét và chỉ mất có 2,23 giây để chạy hết quãng đường 1 km. Chiếc xe có tổng công suất 135.000 mã lực, mạnh gấp 180 lần xe đua thể thức 1, một vài chi tiết của xe được sản xuất bằng công nghệ in 3D và đằng sau đó là rất nhiều câu chuyện khác có thể làm bạn thán phục mà người ta đã làm chỉ để chuẩn bị cho đường đua, chẳng hạn như phải dọn dẹp khoảng 21 triệu mét vuông sa mạc và di chuyển 23.000 tấn đá các loại để làm đường cho xe chạy.
Bloodhound SSC đang được phát triển tại nước Anh với sự trợ giúp của các chuyên gia quân sự và hàng không cùng với hơn 250 công ty lớn nhỏ khác nhau. Dự kiến vào năm sau người ta sẽ đưa nó chạy thử tại một sa mạc ở Nam Phi.


 
Cung cấp sức mạnh chính cho xe là động cơ phản lực EJ200 do hãng Rolls-Royce sản xuất, loại được trang bị cho những máy bay phản lực Eurofighter Typhoon. Động cơ này sẽ giúp chiếc xe đạt tới vận tốc 600 dặm/giờ, sau đó xe kích hoạt hệ thống rocket NAMMO để tăng lên vận tốc tối đa 1000 dặm/giờ.
 
Phần khung được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau dùng để chứa động cơ phản lực và hệ thống rocket, riêng phần vỏ bên ngoài thì được làm bằng Titan và cố định bởi hơn 11.000 chiếc đinh.

 
Khi đạt tới vận tốc tối đa, chiếc xe có thể chạy hết chiều dài của một sân bóng đá chỉ trong vòng có 1 giây đồng hồ.

 Người đang ngồi trong xe là Trung úy Không quân Andy Green thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh. Ông sẽ là người lái chiếc Bloodhound vào năm sau, ông cũng là người đang nắm giữ kỷ lục lái chiếc xe nhanh nhất thế giới (Thrust SSC) đồng thời là người đầu tiên vượt qua ngưỡng vận tốc âm thanh trên đất liền.

 Bên trong buồng lái của xe, thiết kế hiện đại theo kiểu hoài cổ của Mỹ vài thập niên trước.

Bên trong buồng lái có tổng cộng 3 màn hình hiển thị chính dùng để thông báo tốc độ, công suất và nhiều thông tin quan trọng khác. Cứ mỗi mốc tốc độ đạt được thì hệ thống sẽ thông báo cho Andy biết và hướng dẫn ông khi nào nên kích hoạt các hệ thống đẩy hoặc khi nào nên bung dù để giảm tốc.

Bảng thông báo trạng thái hoạt động của động cơ phản lực và trạng thái tải của các bánh xe có đang đều nhau hay không.

Một chiếc đồng hồ cơ chỉ tốc độ của hãng Rolex dùng trong trường hợp các màn hình điện tử bị lỗi không hoạt động được.

Buồng lái được thiết kế riêng cho Andy, ghế ngồi, bàn đạp, các phím bấm đều được làm bằng sợi Carbon và được cố định ở những khoảng cách phù hợp với thân hình của ông.

Ưu điểm của việc dùng những tấm nhôm lớn để cắt ra đó là bộ khung sẽ chắc chắn hơn, ít có điểm yếu hơn và ít bị rung lắc khi xe đang chạy ở tốc độ cao. Thiết kế này giống như kiểu Unibody mà chúng ta thường thấy trên điện thoại iPhone và máy tính MacBook.

Đây là tầm nhìn của Andy từ bên trong cuồng lái, tầm nhìn khá hẹp nhưng ở sa mạc thì chắc là không cần phải chú ý nhiều đến giao thông đâu 

 Để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm, Andy đã đi xem nhiều nơi trên thế giới và kết luận vùng sa mạc Nam Phi chính là khu vực lý tưởng nhất để thử xe. Ông cho biết người ta đã dọn dẹp khoảng 21 triệu mét vuông đất sa mạc để chuẩn bị cho đường đua, đồng thời phải gỡ bỏ bằng tay khoảng 23.000 tấn đá các loại trong vòng 4 năm qua.

Một góc nhìn trực diện cho ta thấy được kết cấu bên trong của chiếc xe mặc dù nó vẫn chưa hoàn thiện hết.

Những chi tiết vòm mà bạn thấy trong hình cũng được cắt ra từ những tấm kim loại kích thước lớn.

Thùng chứa nhiên liệu được đặt bên dưới hệ thống rocket.

Còn đây là thùng chứa nhiên liệu được làm từ thép không gỉ có dung tích 1.000 lít, sử dụng nhiên liệu High Test Peroxide. Nhiên liệu được cho qua một cái lưới bằng bạc trước sau đó đi qua một lớp nhiên liệu đặc. Nhiên liệu đặc được làm từ lốp xe hơi cũ, nó sẽ phản ứng với chất Peroxide để tạo ra phản ứng cháy.

Phần mũi xe còn được gọi là "đầu dê" do có hình dáng giống như hộp sọ của con dê. Để làm ra nó, người ta phải dùng tổng cộng 4 khối kim loại lớn nặng tổng cộng 800 kg, sau đó dùng máy cán ra thành từng chi tiết nhỏ, công đoạn này làm cho một nhóm 5 người phải mất tới 151 ngày để hoàn thành. Thành phẩm sau khi cán xong đã giảm 95% trọng lượng so với ban đầu.

Trái với nội thất cổ điển của xe là một ngoại hình bóng loáng đến quyến rũ. Bản thân người lái là ông Andy cũng sẽ được trang bị một "bộ cánh" đặc biệt với 4 lớp áo bảo vệ và một chiếc mũ bảo hiểm đặc chế với hệ thống cung cấp khí oxy tương tự như bộ quần áo bảo vệ của những phi công lái máy bay Typhoon.

 Andy: "Đường chạy có chiều dài 12 dặm (hơn 19 km), nghe có vẻ dài nhưng thực ra chỉ mất chưa tới 2 phút để chạy bằng chiếc xe này". "Khi đạp phanh, tôi sẽ giảm tốc tương đương mỗi giây khoảng 96km/h, tức là nếu xe còn đang chạy với vận tốc đó thì nó sẽ dừng hẳn chỉ sau 1 giây".

 Đây là mô hình của chiếc xe sau khi hoàn thiện.

 Dàn máy tính dùng để theo dõi trạng thái của chiếc xe khi nó hoạt động.

Toàn bộ xe và thiết bị sẽ được chứa trong một chiếc xe rơ-móc như thế này và được chuyển đến Nam Phi để chạy thử nghiệm.​

Theo CNET