1. Chạy xe phù hợp với trình độ kỹ năng
Chỉ chạy xe phù hợp với trình độ kỹ năng lái xe để đảm bảo an toàn. Những người đã đi môtô trong một thời gian dài có thể đi với vận tốc nhanh, luồn lách đám đông, kiểm soát xe ở những cung đường vòng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn thử làm như họ khi chỉ mới làm quen với xe.
Hãy dành thời gian để rèn luyện kỹ năng, cho phép bản thân lái xe trong những tình huống mà việc xử lý nằm trong khả năng của bạn. Tất nhiên bạn vẫn có thể thử thách bản thân để luyện tập nhưng cần làm điều đó một cách an toàn và có kiểm soát.
2. Tránh mất tập trung
Nếu bạn đi mô tô, hãy loại bỏ tất cả mọi cám dỗ làm mất tập trung bao gồm cả việc đeo tai nghe điện thoại và để điện thoại ra ngoài tầm với. Hãy nhớ rằng mô tô khó nhận biết hơn đối với người đi ô tô, đặc biệt là xe cỡ lớn như xe tải. Các xế mô tô cần thấy họ trước khi họ nhận ra mình.
3. Quan sát 2 lần khi tham gia giao thông
Vì mô tô không dễ nhận thấy hơn xe ô tô, nên khi tham gia giao thông đây là quy tắc cần tuân theo. Đừng nên ỷ lại việc ô tô sẽ thấy bạn, tốt nhất nên giữ khoảng cách an toàn với ô tô. Quan sát 2 lần trước khi di chuyển làn hoặc tạt vào lề đường sẽ giúp bạn tránh những tai nạn không đáng có.
4. Người đồng hành tin cậy
Hãy chắc chắn rằng người đi cùng với bạn có trang bị phù hợp và tâm lý ổn định. Người chưa ngồi xe mô tô bao giờ thường bị choáng lúc mô tô vào cua, họ nghiêng chiều ngược lại với người lái làm mất thăng bằng xe. Thêm trọng lượng và chiều cao của hành khách phía sau sẽ làm thay đổi sự cân bằng, điều này đặc biệt đúng khi chạy với tốc độ chậm.
Nếu muốn chuyển động cơ thể, hãy nhắc với người phía sau thực hiện khi đang dừng.
5. Giữ khoảng cách an toàn
Một trong những điều bất cẩn của các xế là không giữ đủ khoảng cách an toàn với các xe khác. Khi gặp phải trường hợp gấp, việc đạp cứng phanh có thể khiến người lái mất kiểm soát do bánh xe bị bó chặt, xe có thể đổ và khiến người lái văng ra đường.
Lời khuyên tốt nhất là giữ một khoảng cách đủ giữa xe bạn và phương tiện chạy phía trước, luôn có gắng giữ một lối thoát (ví dụ như lề đường) trong trường hợp bạn không thể dừng lại đúng lúc.
6. Sử dụng thiết bị bảo hộ phù hợp
Những vị trí quan trọng trên cơ thể cần được bảo vệ trong trường hợp ngã, trượt trên mặt đường đó là dọc xương sống, thân, vai và khuỷu tay. Có rất nhiều trang thiết bị bảo hộ cho người đi mô tô - là tấm bảo vệ chắc chắn ở các vị trí trên để bảo vệ người mặc.
Khi lái xe mô tô, chọn đôi giày phù hợp cũng rất quan trọng. Nếu bạn đi đôi dép xỏ ngón sẽ không bảo vệ được chân, dễ trơn có thể gây ra những tình huống nguy hiểm. Vì vậy, nên chọn giày đi có bộ phận hỗ trợ cổ chân, đế thấp để dễ giữ thăng bằng và điều khiển xe; có thể tìm giày/boot với chất liệu bền như da để được bảo vệ tốt nhất.
7. Tham gia khóa học lái xe an toàn
Khi tham gia khóa học lại xe an toàn bạn sẽ bổ trợ thêm những kiến thức lái xe cần thiết, giúp tự tin hơn khi tham gia giao thông. Những người hướng dẫn còn cung cấp cho bạn một số lời khuyên về bảo dưỡng, bảo trì môtô và cách làm thế nào để tránh các tình huống khẩn cấp.
Phần lớn các hãng xe môtô có mở các lớp dạy lái xe an toàn. Đây là cơ hội tốt để bạn hiểu rõ hơn về xe của hãng, cũng như sẽ có thể có cơ hội thử một số dòng xe mới của họ.
Theo autopro