1. Động cơ ô tô không nổ
Với hiện tượng động cơ ô tô không nổ có khá nhiều nguyên nhân gây ra: Không có tia lửa điện.Trong thùng không có xăng. Trong bầu phao của bộ chế hòa không có xăng. Bầu lọc xăng bị tắc. Các ống dẫn xăng bị tắc. Bơm không lên xăng. Trong bầu phao của chế hòa khí có nước.
Hoặc trong hệ thống xăng có không khí. Bướm xăng đóng thường xuyên. Các rơ le bộ chế hòa khí bị tắc. Hỏng tính chất cách diện của hệ thống đánh lửa dùng ắc qui. Khe hở điện cực của bugi không đúng tiêu chuẩn. Tụ điện không làm việc. Bình ắc quy phóng điện...
Khi gặp hiện tượng này, bạn có thể tự sửa chữa những vấn đề đơn giản như thay bugi, vệ sinh thùng xăng...; còn các hỏng hóc khác khó tự khắc phục nếu như không có kinh nghiệm sửa chữa. Bởi vậy, khi ô tô gặp lỗi này, tốt nhất nên đến trung tâm hãng để được kiểm tra khắc phục tốt nhất.
2. Động cơ vẫn khởi động được nhưng dễ chết máy
Lỗi này là do bơm xăng không bơm đủ lượng xăng vào chế hòa khí, vị trí bướm gió không được điều chỉnh, mức xăng trong bầu phao bị tăng đột ngột.
Các lỗi này bạn bắt buộc phải mang xe đi kiểm tra. Ngoài ra, hiện tượng động cơ dễ chết máy còn do bầu lọc khí bị tắt, bạn có thể tự thay lọc khí ô tô tại nhà vì đây là bộ phận thay thế khá đơn giản.
3. Động cơ xe làm việc không ổn định, vòng quay thấp
Với lỗi này, thường là do hệ thống không tải của bộ chế hòa khí làm việc không tốt, hỏng gioăng đệm giữa mặt bích của chế hòa khí và ống nạp. Ngoài ra, có thể do đặt các dây cao thế không đúng thứ tự làm việc của động cơ, bugi bị dính dầu hoặc nước lọt vào trong xi lanh.
Để khắc phục, bạn cần mang xe đi kiểm tra để có thể tìm ra nguyên nhân gây ra những bệnh trên dẫn đến tình trạng ô tô làm việc không ổn định, vòng quay thấp.
4. Động cơ không chạy hết công suất
Khi động cơ ô tô không thể phát hết công suất lỗi thường do: Hệ thống tiết kiệm của bộ chế hòa khí không làm việc. Gioăng đệm giữa phần trên và phần giữa của bộ chế hòa khí bị hỏng. Bướm xăng mở không được hoàn toàn. Điều chỉnh sai cơ cấu điều chỉnh theo số ốc tan của bộ chia điện. Các khe hở nhiệt của xupap để không đúng tiêu chuẩn. Secmăng bị mòn. Ống giảm âm (ống tiêu âm) bị mòn. Supap của động cơ bị cháy...
Với các lỗi này, việc cần làm là mang xe đến địa chỉ uy tín để kiểm tra thay thế kịp thời, tránh hỏng hóc nặng hơn.
5. Động cơ bị gõ
Nguyên nhân: Dùng nhiên liệu có trị số ốc tan thấp (thay nhiên liệu mới phù hợp). Kết muội ở buồng cháy. Sử dụng bugi không thích hợp. Khe hở supap của động cơ quá lớn. Píttông và xilanh của động cơ bị mòn. Chốt píttông bị mòn. Ổ trục chính bị mòn. Ổ trục thanh truyền bị mòn. Các răng của bánh răng trục cam bị mòn. Bạc lót của trục cam bị mòn. Mặt bích tựa của trục cam bị mòn.
Các bệnh kể trên khiến động cơ bị gõ cũng rất nguy hiểm cho động cơ xe nếu không được xử lý thay thế kịp thời. Nên tốt nhất bạn hãy mang xe đi kiểm tra khắc phục sớm trước khi quá muộn tránh những hỏng hóc động cơ ô tô nặng hơn.
6. Động cơ quá nóng
Khi động cơ quá nóng, bạn cần kiểm tra nước làm mát, nếu hết cần thêm nước. Các lỗi khác cũng là nguyên nhân gây động cơ nóng như: Thiết bị đánh lửa bị hỏng. Bánh, răng phối khí lắp không đúng. Đai truyền của quạt gió bị trượt. Van hằng nhiệt không làm việc. Két nước bị tắc. Cánh chớp của két nước mở không hoàn toàn. Đặt sai tay gạt điều chỉnh mức sấy nóng hỗn hợp cháy. Nước trong két nước đóng băng...
Khi động cơ quá nóng cần mang xe đi kiểm tra sửa chữa tại trung tâm bảo hành để tránh thiệt hại.
7. Xe đang chạy chết máy bất ngờ
Lỗi này do các nguyên nhân sau: Không có tia lửa điện. Nhiên liệu không vào (có thể do hết xăng). Bánh răng của trục cam bị sứt gẫy. Dây cao thế của mô bin (dây cao thế trung tâm) bị lỏng. Ống dẫn nhiên liệu bị rò. Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí không đúng tiêu chuẩn. Áp suất trong bộ chế hòa khí mất cân bằng. Áp suất trong các xi lanh của động cơ giảm sút. Nhiên liệu có trị số ốc tan thấp...
Khi gặp hiện tượng này, hãy gọi cứu hộ mang xe về gara kiểm tra khắc phục.
Theo baonghean.vn