Ảnh minh họa
Chính sự hiếu kỳ đôi khi vô cảm ấy đã làm ảnh hưởng đến việc cứu giúp các nạn nhân, giành lại sự sống và là nguyên nhân gây ra các vụ UTGT, gây mất trật tự an toàn xã hội. Nhiều trường hợp, nạn nhân kêu gọi sự giúp đỡ nhưng vì sợ trách nhiệm, ngại liên quan nên nhiều người vẫn thờ ơ, quay lưng. Trong khi đó, một số cá nhân lại sợ người nhà nạn nhân hiểu lầm “làm ơn mắc oán”, có thể gây ra những rắc rối không đáng có.
Trên thực tế đã có những trường hợp cứu giúp người bị nạn rồi bị hiểu lầm hoặc vướng vào những vấn đề, những thủ tục rắc rối về sau, vậy nên tâm lý chần chừ, thờ ơ đó trở thành tâm lý chung. Nhiều trường hợp, bản thân người tham gia giao thông khi gặp các vụ tai nạn sẵn sàng giúp đỡ nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, nhờ ai trông giữ xe, tài sản cho bản thân và nạn nhân để đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Bởi trên thực tế, lợi dụng lúc lộn xộn, có đối tượng giả vờ giúp đỡ, mượn điện thoại để báo cho người thân các nạn nhân sau đó bỏ chạy trong khi một số đối tượng khác trà trộn để ăn cắp đồ của nạn nhân và những người xung quanh.
Chia sẻ của một bạn trẻ khác khiến ai đọc cũng phải suy nghĩ:
“ Tôi vẫn nhớ như in cảm giác mình lơ mơ tỉnh dậy choáng váng nơi ghế lái... bên đống kính vỡ vụn và cánh cửa kẹt không thể mở được. Tôi lồm cồm chui ra, đám tiền lẻ bay quanh tôi những tờ 1000, 2000 đồng của người đi đường thả (chắc họ đoán... tèo rồi!). Nhưng cái cảm giác tuyệt vọng nhất không phải là nỗi đau thân thể hay cái xe hỏng mà là cảm giác không biết bao nhiêu người đi đường quần áo đẹp đẽ, phóng qua, đi chậm lại, hạ kính ô tô, dừng xe tay ga chen chúc nhau giơ máy điện thoại quay lại.
Ảnh minh họa
Tôi gần như van xin đừng quay nữa và kêu đau đớn thì từng lớp lớp người đi đường vẫn quay, vẫn chen nhau vào, tiếng cười nói rôm rả cả đoạn đường xen lẫn tạp âm quốc lộ...”.
Những câu chuyện trên chỉ là ví dụ cho sự vô cảm của người tham gia giao thông. Chúng ta hẳn không quá xa lạ với hình ảnh xúm đông xúm đỏ mỗi khi xảy ra các vụ va chạm hay tai nạn giao thông trên đường. Hàng chục người vây quanh nạn nhân, chỉ chỏ, bình luận nhưng không ai đứng ra gọi xe cấp cứu, gọi cơ quan chức năng hay hỏi thăm, kiểm tra tình trạng sức khỏe của nạn nhân.
Chính sự hiếu kỳ đôi khi làm ảnh hưởng đến công tác cứu giúp các nạn nhân và là nguyên nhân gây ra các vụ ùn tắc giao thông, gây mất trật tự an toàn xã hội. Nhiều trường hợp, nạn nhân kêu gọi sự giúp đỡ nhưng vì sợ trách nhiệm, ngại liên quan nên nhiều người vẫn thờ ơ, quay lưng. Trong khi một số cá nhân lại sợ người nhà nạn nhân hiểu lầm, có thể gây ra những rắc rối không đáng có. Trên thực tế đã có những trường hợp cứu giúp người bị nạn rồi bị hiểu lầm hoặc vướng vào những vấn đề, những thủ tục rắc rối về sau, vậy nên tâm lý chần chừ, thờ ơ đó trở thành tâm lý chung. Nhiều trường hợp, bản thân người tham gia giao thông khi gặp các vụ tai nạn sẵn sàng giúp đỡ nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, nhờ ai trông giữ xe, tài sản cho bản thân và nạn nhân để đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Bởi trên thực tế, lợi dụng lúc lộn xộn, có đối tượng giả vờ giúp đỡ, mượn điện thoại để báo cho người thân các nạn nhân sau đó bỏ chạy trong khi một số đối tượng khác trà trộn để ăn cắp đồ của nạn nhân và những người xung quanh.
Có nên tiếp tục để sự vô cảm tràn ngập trong xã hội văn minh này? Có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm, thế nhưng lẽ nào vì những nguyên nhân ấy, vì sự vị kỉ cá nhân, chúng ta sẽ vẫn tiếp tục làm ngơ trước những người bị nạn, những rắc rối nhỏ to ấy có quan trọng hơn sinh mạng đang chờ ta cứu giúp?
Khánh Ngọc tổng hợp