Chỉ trong buổi đầu ra quân, Đội cảnh sát giao thông Công an huyện Ngọc Hiển đã phối hợp với công ty xe máy Nam Bình trao tặng 100 mũ bảo hiểm cùng với hơn 200 khẩu trang y tế cho người tham gia giao thông. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn ra quân tuyên truyền về những nội dung an toàn giao thông qua 500 tờ rơi được truyền tay đến người dân.
Là một người hành nghề chạy xe ôm, cùng một lúc phải sắm 2 cái nón bảo hiểm, nên anh Lê Văn Thành, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển chọn mua nón rẻ tiền, không đạt chuẩn. Qua kiểm tra, lực lượng Cảnh sát Giao thông nhắc nhỡ, thu hồi nón anh Thành đang sử dụng, và trao 2 chiếc nón mới cho anh. Bất ngờ và vui mừng anh bày tỏ, tôi nói thiệt là chiếc nón tôi đang đội không chất lượng, nhưng tui chạy xe ôm rất là dễ mất nón, nhiều khách quên đội luôn, nên sắm nón rẻ tiền, nay các anh, chị làm điều này quá tốt, nón này an toàn cho tôi và cho hành khách.
Anh Võ Mình Cường, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển bộc bạch, cái nón mà tôi được các anh Cảnh sát Giao thông tặng chất lượng hơn, bảo đảm hơn, về nhà em tôi sẽ tuyên truyền cho nhiều người biết, cần phảithay nón chất lượng.
Điều 6 và Điều 11 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo quy định trên, liên quan tới mũ bảo hiểm, người điều khiển, người ngồi trên xe máy sẽ bị xử phạt nếu thực hiện một trong các hành vi sau:
- Người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông;
- Người điều khiển xe có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng cài quai không đúng cách;
- Người được chở trên xe mô tô không đội mũ bảo hiểm;
- Người được chở trên xe mô tô có đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng cách.
Sau đây là cách nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải đảm bảo về kết cấu bao gồm:
Các bộ phận chính của mũ, bảo gồm 4 bộ phận:
Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào người đội;
Đệm hấp thu xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động đến đầu người đội mũ;
Quai đeo để cố định mũ;
Lớp vải lót bên trong mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
Ngoài ra còn có các phụ kiện khác như: kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm, v.v..
Mũ đạt tiêu chuẩn phải có tem hợp quy CR (QCVN). Khi ta đội mũ thật thì sẽ có cảm giác chắc chắn và thoải mái, các đường nét trên mũ sắc sảo vì được chế tác kỹ lưỡng. Mũ giả thì trái lại có hoặc không có tem CR, mù mờ về thông tin sản xuất. Lớp vỏ ngoài của mũ không được trơn tru, phần sơn lại rất dễ bị bong tróc. Lớp chữ in trên mũ giả cũng hay bị nhòe và gây khó chịu cho da đầu khi ta đội.
Với mũ đạt chuẩn, phần thân và phần bên trong phải được in thông tin bằng mực không phai, các vết in sắc nét và không có dấu hiệu bị xóa hay chỉnh sửa. Tem mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn cần có đầy đủ các thông tin về ngày tháng sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, kích cỡ, các tính năng riêng, hướng dẫn sử dụng, vv… Các loại mũ giả thường mập mờ về thông tin, nét in cũng thường bị nhòe nhoẹt không rõ ràng.
Lớp vỏ mũ làm từ chất nhựa tốt, dày và cứng như nhựa ABS, nhựa PVC là một trong những dấu hiệu nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Vỏ mũ tốt sờ vào thấy nhẵn mịn và khó vỡ khi va đập. Các loại mũ giả thì thường có vỏ giòn, mỏng, vỡ dễ dàng khi va chạm mạnh.
Lớp xốp của mũ không đạt chuẩn thường rất mềm, bị lún nếu ta ấn tay vào và rất dễ bị bong ra, một số loại thậm chí còn không có cả mút lót. Lớp mút của mũ tiêu chuẩn rất dày và chắc, có độ đàn hồi cao, độ kết dính với vỏ mũ cũng rất cao.
Mũ kém chất lượng có dây mũ rất mỏng, dễ bị giãn hoặc thậm chí là bung ra khi kéo căng. Khóa của mũ là nhựa xấu nên giòn và dễ gãy. Dây đeo của mũ chất lượng cao có nhiều lớp, kết rất chắc vào vỏ mũ.Kiểu dáng: mũ tốt thường theo dạng truyền thống, là các dạng mũ nửa đầu, ¾, cả đầu… phần lưỡi trai của mũ thường không dài quá 70 mm. Mũ giả thường có kiểu dáng thời trang và đa dạng về mẫu mã.
Mặc dù chưa có quy định xử phạt đội mũ bảo hiểm thời trang không đạt chuẩn nhưng những loại mũ thời trang này, phần lớn đều là những sản phẩm kém chất lượng. Các bộ phận mũ vỏ mũ, lớp chống xung động có cấu tạo không tốt, không đảm bảo được việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bạn khi va chạm, tai nạn giao thông xảy ra. Vì sự an toàn của bản thân và gia, nên lựa chọn các loại mũ bảo hiểm tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận đạt chuẩn và tem mác kiểm định đầy đủ.
Đặng Công