Thủ đô Amsterdam của Hà Lan là điểm đến nổi tiếng thế giới, với đường dành cho xe đạp trải dài hơn 400 km (248 dặm). Trong thành phố, hơn 60% người dân và du khách đi dạo bằng xe đạp. Thậm chí, cảnh sát cũng dùng xe đạp để đi tuần tra. Ước tính, Amsterdam có tới trên 1,2 triệu xe đạp, nhiều hơn cả số dân trong thành phố
Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch được biết đến là thành phố thân thiện với môi trường bậc nhất thế giới. Có tới hơn 400 km (248 dặm) là đường bằng phẳng dành riêng cho xe đạp. Khoảng 50% người dân ở Copenhagen đi học hoặc đi làm bằng xe đạp hằng ngày.
Thủ đô Paris của Pháp cũng có đường dành cho xe đạp trải dài hơn 440 km (270 dặm). Ở đây còn có cả dịch vụ cho thuê xe đạp có tên là ‘ Vélib’, cung cấp hơn 18.000 xe tại 1.230 nhà ga trên khắp thủ đô Paris và các vùng lân cận.
Đường dành cho xe đạp ở thủ đô Berlin của Đức có chiều dài “khủng” lên tới hơn 620 km (390 dặm). Thành phố này có dịch vu đi chung xe đạp mang tên ‘Call a Bike’ (gọi xe). Xe đạp chiếm khoảng 13% lưu lượng giao thông ở Berlin, với hơn 500.000 người đi xe đạp mỗi ngày.
Thành phố Montreal của Pháp có 350 km đường dành cho xe đạp. Ở đây cũng có hệ thống đi xe đạp chung có tên ‘Bixi Montreal’.
Thành phố Barcelona của Tây Ban Nha có hệ thống dùng chung xe đạp mang tên ‘Bicing’, cung cấp 6.000 xe đạp tại 420 nhà ga trên khắp thành phố.
Thành phố Tel Aviv ở Israel có 100 km đường xe đạp và cũng có dịch vụ dùng chung xe đạp mang tên ‘Tel-O-Fun’ ở 150 nhà ga. Khoảng 12% người dân Tel Aviv đi lại bằng xe đạp với địa hình bằng phẳng và thời tiết thuận lợi.
Thủ đô Budapest của Hungary có 180 km đường xe đạp và dịch vụ dùng chung xe đạp là ‘BuBi’ ở 70 nhà ga trên khắp thành phố.
Thành phố Rio de Janeiro của Brazil có đường xe đạp dài 160 km, và hệ thống dùng chung xe đạp mang tên ‘Bike Rio’ ở 60 nhà ga trong thành phố.
Bắc Kinh của Trung Quốc luôn dành làn đường dành riêng cho xe đạp trên hầu hết các tuyến đường. Thành phố này cũng có dịch vụ dùng chung xe đạp, nhưng không phổ biến trên toàn địa bàn./.
Thiên Ân tổng hợp từ Internet