Không nên tự động chuyển số hay giật phanh bất ngờ nếu không có gì nguy hiểm xảy ra như bất ngờ gặp đen đỏ hay chướng ngại vật, vì nó nguyên nhân khiến động cơ, hệ truyền động và đặc biệt là hệ thống phanh nhanh xuống cấp. Một số hệ quả của kiểu lái này như rò rỉ dầu, bong mối hàn, liên kết hay mòn cơ khí nhanh.

Thay dầu ở 1.000 km đầu tiên

Đây là một trong những sai lầm tai hại mà nhiều người tiêu dùng hay mắc phải. Hầu hết người tiêu dùng đều cho rằng nếu không thay dầu trong 1.000 km đầu tiên thì sẽ gây ra mạt kim loại.

Thay dầu ở 1.000 km đầu tiên là một trong những sai lầm tai hại mà nhiều lái xehay mắc phải.

Song trên thực tế với công nghệ sản xuất hiện đại như ngày nay thì không còn khái niệm mạt kim loại còn sót lại. Các nhà sản xuất thường khuyến cáo đối với máy chạy xăng thì nên thay dầu ở 6.000 km, còn đối với các dòng máy chạy dầu thì nên thay dầu ở 5.000 km.

Chuyển từ số lùi sang tiến khi xe chưa dừng hẳn

Không ít người thường tiết kiệm thời gian tại khu đỗ xe bằng cách chuyển từ số lùi sang số tiến hoặc ngược lại khi xe chưa dừng hẳn. Đây chính là sai lầm tai hại, rút bớt vài tháng tuổi thọ của hộp số. Do vậy, hãy chuyển số khi xe đã dừng hẳn.

Ít hoặc không bao giờ sử dụng phanh tay

Phanh tay rất cần thiết nhưng không ít người bỏ quên nó.

Phanh tay rất cần thiết nhưng không ít người bỏ quên nó. Nếu bạn dừng xe ô tô trên dốc, hoặc thậm chí ở chỗ đất bằng mà không sử dụng phanh tay, bạn sẽ dồn toàn bộ trọng lượng của xe lên hộp số. Trong hộp số lại chỉ có duy nhất một cái chốt nhỏ giúp giữ cho xe đứng yên. Vì thế bằng việc sử dụng phanh tay, bạn sẽ góp phần duy trì tuổi thọ của hộp số. Tuy nhiên, phải nhớ nhả phanh khi bắt đầu lên đường trở lại.

Đạp phanh liên tục khi xuống dốc

Không nên đạp phanh liên tục khi xe đang xuống dốc.

Rà phanh liên tục trong khi xuống dốc có vẻ là cách an toàn nhất để làm chủ tốc độ khi thả dốc. Tuy nhiên, trong trường hợp dốc dài, việc rà phanh liên tục sẽ làm má phanh nóng lên và nhanh bị hao mòn. Vì vậy, giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là rà phanh rồi lại thả ra để vừa có thể kiểm soát tốc độ vừa bảo vệ hệ thống phanh xe hơi khỏi bị hao tổn.

Rửa động cơ bằng cách phun nước ở áp suất cao

Giữ xe sạch sẽ là một thói quen tốt nhưng phun nước áp lực mạnh vào động cơ sẽ là một hành động sai lầm. Nước phun mạnh sẽ cuốn bụi bẩn đi nhưng cũng khiến không ít bộ phận, phụ kiện ô tô hay phụ tùng xe ô tô quan trọng bị lỏng hoặc bật ra.

Rà phanh khi đổ dốc

Rà phanh liên tục khi đổ dốc khiến phanh chịu áp lực lớn trong thời gian dài, nguy cơ má phanh sẽ bị cháy và cong vênh. Tình huống xấu nhất là xe bị mất phanh. Giải pháp tốt hơn là về số thấp, bộ truyền động sẽ giúp hãm tốc độ xe của bạn một cách an toàn.

Không quan tâm đèn cảnh báo

Trên xe ô tô nào cũng có đèn cảnh báo. Nếu khi xe bạn đang điều khiển tự nhiên sáng lên thì có nghĩa xe bạn đang có gì đó không ổn, nhưng nhiều tài xế lại cho rằng đó là chuyện bình thường.

Một vài dấu hiệu nhỏ do hệ thống, do lỗi sử dụng của tài xế, có thể tự khắc phục nếu biết nguyên nhân. Nhưng có những lỗi lại ảnh hưởng lớn đến xe, ví như nếu hệ thống làm mát bị rò rỉ, động cơ không được tản nhiệt tối ưu trở nên quá nóng nếu không được đi bảo dưỡng kịp thời có thể gây nên cháy nổ.

Khi có vấn đề gì đó xảy ra với chiếc xe, như các tiếng động lạ, triệu chứng bất thường, lái xe cần phải kiểm tra càng sớm càng tốt. Phớt lờ những dấu hiệu này có thể chưa gây hư hại ngay cho xe, những sẽ ảnh hưởng trong lâu dài. Chắc hẳn không tài xế nào muốn bị đứng ở ven đường bên cạnh chiếc xe "hết hơi" của mình.

Theo Vietnamnet