Đối với người sử dụng ôtô, việc tự nâng chiếc xe để thay lốp hay sửa chữa khẩn cấp là một việc khá khó khăn. Nhưng trên thực tế, đó là một quá trình khá đơn giản và tốn chút sức lao động. Vấn đề an toàn vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Việc nâng một khối kim loại và nhựa khổng lồ, nặng khoảng vài nghìn kilogram mang một rủi ro nhất định. Dưới đây là những hướng dẫn và lưu ý để nâng chiếc xe một cách an toàn.

Việc tự nâng xe sửa chữa sẽ trở nên dễ dàng và an toàn nếu được thực hiện đúng cách.

Cần những gì để nâng chiếc xe?

Bạn sẽ cần một bộ công cụ để nâng chiếc xe, tất nhiên dụng cụ nâng là không thể thiếu (thường được gọi là con đội). Ngoài ra, một số công cụ khác giúp cho quá trình nâng xe dễ dàng hơn như: Hướng dẫn sử dụng xe (để tham khảo các loại dầu động cơ hoặc đánh giá momen xoắn), chân đội đứng (tăng tính ổn định và an toàn khi nâng), một miếng gỗ có thể chịu nặng (hoạt động như giá đỡ hoặc bảo vệ gầm xe), phấn (để đánh dấu nếu cần thiết), thiết bị chiếu sáng, găng tay ...

Phải làm gì trước khi nâng xe lên?

Khi nâng một chiếc ôtô, hãy nhớ rằng bạn đang phải đối phó với một cỗ máy lớn và nặng nề, có thể gây hại nghiêm trọng cho bạn, người khác và tài sản của bạn nếu không được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, miễn là bạn làm theo các bước này, tính an toàn sẽ tăng đáng kể.

Để bắt đầu, điều quan trọng là phải có ý tưởng về cách nâng xe. Phải chú ý đến trọng lượng của xe, trọng tâm sẽ bị thay đổi nếu nâng chiếc xe lên.

Điều này cũng phụ thuộc vào vị trí bạn cần để nâng cao chiếc xe của mình. Ví dụ, nếu cần thay dầu, nên đặt đòn bẩy nâng xe vào điểm cuối động cơ gần với ghế ngồi.

Đối với hầu hết ôtô, động cơ ở phía trước, nhưng ở một số ngoại lệ, điểm này ở giữa hoặc phía sau, giống như động cơ đặt giữa của Toyota MR-2. Nếu chỉ thay lốp xe, thông thường điểm nâng là dưới cửa ra vào, phần dưới cùng của thân xe, ở giữa hai bánh xe.

Cần xác định rõ vị trí đặt con đội, tùy vào kết cấu riêng của mỗi xe mà lựa chọn điểm nâng hợp lý nhất.

Ngoài ra, cần xác định trọng lượng xe được phân phối trên mỗi bánh xe. Nếu xe nặng khoảng 1.800 kg, cân nặng phân bố mỗi bánh khoảng 450 kg. Hiểu được sự phân chia trọng lượng cũng rất quan trọng, giúp người dùng có thể lựa chọn các con đội và giá đỡ phù hợp với trọng lượng xe.

Bước 1 - Đậu xe trên bề mặt bằng phẳng

Nên đậu xe ở vị trí bằng phẳng. Xe hơi có khuynh hướng lăn bánh, vì vậy cần giữ xe đứng yên trước khi quá trình này bắt đầu, tránh đậu xe ở những vị trí dốc. Việc đậu xe trên mặt đất bằng phẳng cũng giúp người dùng có không gian làm việc rộng rãi, dễ dàng hơn khi nâng xe.

Bước 2 - Giữ xe an toàn ngay vị trí đậu

Giữ thẳng tay lái, trả về số P nếu là xe số tự động (hoặc trả về số Neutral nếu là xe số sàn), gài thắng tay càng cứng càng tốt. Điều này ngăn xe di chuyển khi đang kiểm tra gầm xe, đây là một bước quan trọng để giữ an toàn.

Bước 3 - Xác định vị trí phù hợp để nâng xe

Mỗi chiếc xe đều có một vị trí đặc biệt, nơi tấm chắn gầm giao với thân xe, để tránh thiệt hại xảy ra khi nâng. Không phải mọi vị trí dưới gầm xe hơi đều có thể chịu tải. Tuy nhiên, hầu hết điểm nâng đều ở cùng một vùng lân cận. Bạn có thể tìm kiếm thông tin này trong hướng dẫn của xe hoặc trên Google.

Bước 4 - Định vị con đội ở vị trí phù hợp

Đặt con đội ngay dưới vị trí nâng xe đã xác định. Nên đặt thêm các tấm gỗ hoặc miếng đệm vào giữa điểm nâng để tranh gây hư hại cho gầm xe.

Nên sử dụng thêm các tấm gỗ hoặc miếng đệm tại các điểm nâng để gầm xe tránh khỏi trầy xước hoặc hư hỏng.

Bước 5 - Nâng con đội từ từ cho đến khi chạm gầm xe

Trên con đội truyền thống, cần đảm bảo rằng van xả được đóng lại, van này thực chất là bu lông đầu côn, thông giữa khoang dưới và khoang chứa dầu của con đội, khi muốn nâng thì phải khóa, cần bơm nhớt không bị hồi về khoang chứa, đẩy piston con đội đi lên.

Việc nâng xe được thực hiện bằng cách xoay trục chính theo chiều kim đồng hồ. Để hạ xe, bạn sẽ xoay cần trục chính ngược chiều kim đồng hồ. Hãy nhớ, xoay qua phải để siết chặt, xoay trái để nới lỏng. Trên một con đội dạng cắt kéo, thường được quay bằng một hướng, theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ để nâng hoặc hạ xe.

-Mẹo 1: Nếu cần phải tháo các bánh xe, nên sử dụng cờ lê.

-Mẹo 2: Không sử dụng con đội ở những điểm có đầu nhọn. Những điểm này thường không thể chịu tải và có thể làm hư hỏng.

Cờ lê là dụng cụ cơ bản không thể thiếu khi tháo bánh xe.

Bước 6 - Nâng xe

Nâng xe lên đến độ cao mong muốn, hãy chú ý đến cách xe di chuyển khi đang bơm con đội. Nếu nâng xe không đủ độ cao, bạn sẽ gặp khó khăn do không đủ không gian để sửa chữa và quan sát.

Bước 7 - Kiểm tra sự ổn định xe sau khi nâng

Một khi đạt đến chiều cao mong muốn, nên lắc nhẹ hông xe để kiểm ra độ cân bằng của xe.

Bước 8 - Sử dụng thêm chân đội hỗ trợ

Nên có thêm các chân đội hỗ trợ để chia sẻ trọng lượng của chiếc xe, đặt chúng ở các điểm nâng khác nhau, gần vị trí con đội. Đây còn là hoạt động dự trù trong trường hợp con đội chính không chắc chắn, làm cho chiếc xe ổn định hơn.

Việc sử dụng chân đội hỗ trợ đảm bảo được sự thăng bằng của xe đang nâng, góp phần giữ an toàn cho người sửa chữa.

Bước 9 - Hạ xe xuống

Nếu bạn đặt chiếc xe trên những chân đội, hãy nhớ mang chúng ra trước khi hạ chiếc xe. Lắp lại đầy đủ các bánh xe đúng vị trí nếu tháo ra, đảm bảo siết chặt bằng cờ lê. Sau đó thực hiện ngược lại các bước 5 và 6, vặn ngược chiều kim đồng hồ để mở van thoát khí trên con đội truyền thống, và quay ngược chiều kim đồng hồ trên con đội cắt kéo. Nên thực hiện một cách chậm rãi, cẩn thận.

Nguồn Zing.vn