Trong đó, giao thông đường bộ (GTĐB) đóng vai trò rất quan trọng xét trên tất cả mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Nhưng giao thông vận tải nói chung và GTĐB nói riêng luôn chứa đựng những nguồn nguy hiểm hay phát sinh những rủi ro bất lợi cho xã hội như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông. Với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta hàng năm luôn đạt khá cao so với sự tăng trưởng chung của khu vực (≈ 6%). Do đó, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mạnh, nhu cầu phát triển giao thông vận tải nói chung, GTĐB nói riêng cũng không ngừng tăng đã kéo theo sự tăng nhanh của các phương tiện tham gia giao thông, nhất là phương tiện giao thông cá nhân (tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 12 - 15%) và các loại hình giao thông, trong khi kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, chưa phù hợp với sự bùng nổ dân số và các loại phương tiện tham gia giao giao thông. Sự bất cập giữa yếu tố hạ tầng giao thông và phương tiện tham gia giao thông cộng với yếu tố ý thức người tham gia giao thông hiện nay ở nước ta còn hạn chế đang là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) hiện nay, nhất là tình trạng vi phạm các quy định của Luật GTĐB khi tham gia giao thông.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C67), trong năm 2013 lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã phát hiện và xử lý 5.536.203 trường hợp người tham gia giao thông vi phạm các quy định về đảm bảo TTATGT (giảm 1.565.953 trường hợp vi phạm = 22% so với năm 2012). Trong 6 tháng đầu năm 2014, phát hiện và xử lý 2.584.905 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ (giảm 314.188 trường hợp = 10,8% so với cùng kỳ năm trước). Qua phân tích số liệu vi phạm về TTATGT 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy các nhóm hành vi vi phạm phổ biến của người tham gia giao thông thường tập trung vào các hành vi sau. Đối với ôtô: chạy quá tốc độ quy định chiếm 18,1%; thiết bị an toàn của phương tiện không đảm bảo chiếm 14,34%; chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện chiếm 6.5%. Đối với mô tô: chạy quá tốc độ quy định chiếm 32%, không đội mũ bảo hiểm theo quy định chiếm 14%, không có giấy phép lái xe theo quy định chiếm 8,9%...
Nếu chỉ nhìn vào các con số thống kê báo cáo về số liệu vi phạm các quy định của Luật GTĐB của người tham gia giao thông thì thực sự đây là dấu hiệu đáng mừng. Bởi lẽ, qua số liệu thống kê đó cho thấy số người vi phạm Luật GTĐB khi tham gia giao thông ở nước ta có xu thế giảm qua các năm, thậm chí là giảm mạnh ví dụ như năm 2013 giảm 22% so với năm 2012. Nhưng khi tiến hành khảo sát thực tế trên các tuyến đường từ thành thị đến nông thôn cũng như thông qua hoạt động giám sát của cơ quan chức năng cho thấy một thực trạng rằng hành vi vi phạm Luật GTĐB còn khá phổ biến, nhất là tại địa bàn nông thôn, địa bàn, tuyến giao thông không có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chỉ huy, điều khiển giao thông. Ví dụ: Theo báo cáo của Tổng cục đường bộ Việt Nam, thông qua hệ thống giám sát hành trình của xe ôtô trong tháng 10/2014 có 2,1 triệu lượt xe ô tô vi phạm tốc độ (tăng 159.623 lượt so với tháng 9/2014); đó mới là số liệu của khoảng 65,4% tổng số phương tiện gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định truyền dữ liệu về hệ thống máy chủ của Tổng cục đường bộ. Do các hành vi vi phạm diễn ra thường xuyên mà không bị xử lý hoặc xử lý không triệt để nên đã gây ra bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Để ngăn ngừa các hành vi vi phạm về TTATGT của người dân khi tham gia giao thông, tiến tới một môi trường giao thông trật tự, an toàn và hiệu quả trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB - Đây được xác định là giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài.
Trong thời gian qua, hệ thống các văn bản pháp luật về GTĐB ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn của hoạt động giao thông. Song song với nó đòi hỏi hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cũng cần được triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống để đưa các quy định trong các văn bản đó đến với mọi tầng lớp nhân dân, để mọi người nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn khi tham gia giao thông. Ở Việt Nam, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT được các cấp, các ngành quan tâm và đầu tư với nhiều hình thức, loại hình như sân khấu hóa, mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật GTĐB, pano - áp phích, các buổi nói chuyện về an toàn giao thông… Thông qua các hoạt động này, phần nào đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm chuyển biến nhận thức của người dân. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rằng hoạt động này là hoạt động tiến hành lâu dài và bền bỉ bởi vì bản chất của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về GTĐB nói riêng là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể tuyên truyền tác động đến đối tượng tuyên truyền; hình thành ở họ những tri thức pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, thái độ đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó họ có thể điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp khi tham gia giao thông. Để thay đổi một thói quen của một người cần phải có thời gian, hơn nữa thay đổi ý thức của người dân khi tham gia giao thông theo hướng tích cực đương nhiên sẽ cần nhiều thời gian hơn thế, có thể là 20 - 30 năm. Đối với vấn đề này, Nhật Bản là một điển hình mà chúng ta cần nghiên cứu học tập. Những năm 60 của thế kỷ trước Nhật Bản cũng đứng trước những khó khăn vô cùng nan giản trong vấn đề đảm bảo TTATGT đường bộ, thậm chí Nhật Bản giai đoạn đó còn sử dụng cụm từ “Cuộc chiến tranh giao thông” và đã tiến hành áp dụng chính sách 3E trong đảm bảo giao thông (“Enforcement” - Cưỡng chế, “Engineering” - Xây dựng, Education” - Giáo dục). Với chính sách này, Nhật Bản đã thành công trong vấn đề đảm bảo TTATGT, qua đó góp phần đưa Nhật Bản thành một trong 10 quốc gia có nền kinh tế phát triển như ngày nay.
Đối với hoạt động này, cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Chú trọng công tác giáo dục an toàn giao thông trong các nhà trường, trong đó cần tập trung vào bậc học mầm non và tiểu học.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại những nơi công cộng như nhà chờ xe buýt, bến xe, điểm trông giữ xe, các điểm giao cắt có đèn tín hiệu, chợ, cổng trường…
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, thi lái xe an toàn trên phạm vi toàn quốc. Phát động các phong trào “Lái xe tốt, giữ xe an toàn” trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, phong trào “Toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT”.
- Xây dựng các mô hình tự quản về TTATGT, tham gia công tác đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường cũng như tham gia hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về GTĐB cho quần chúng nhân dân ở khu vực dân cư cũng như trên đường giao thông.
- Tuyển chọn và đào tạo các tình nguyện viên tuyên truyền giao thông có kiến thức và kỹ năng giao tiếp tốt. Chú ý tập trung vào những người có uy tín, có sự ảnh hưởng đến thế hệ trẻ.
- Xây dựng các bộ phim về an toàn giao thông phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT. Tăng cường sử dụng tranh ảnh, pano - áp phích về an toàn giao thông ở những nơi công cộng, và khu dân cư cũng như phát đến tận tay người tham gia giao thông.
- Gắn kết hoạt động xử phạt vi phạm hành chính với hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB.
Thứ hai, tăng cường các hoạt động cưỡng chế giao thông - Đây được xác định là giải pháp mang tính cấp bách.
Trước thực trạng ý thức của người dân khi tham gia giao thông ở nước ta hiện nay mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm; thói quen tự do, tùy tiện trong sinh hoạt hàng ngày được thể hiện rất rõ nét trong quá trình tham gia giao thông. Chính vì thế mà tình trạng người dân vi phạm Luật giao thông vẫn còn diễn ra phức tạp, là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn cho xã hội. Qua phân tích nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông hiện nay ở Việt Nam cho thấy trên 70% nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông thuộc về người tham gia giao thông chủ quan vi phạm Luật GTĐB. Thực tế công tác đảm bảo TTATGT của lực lượng chức năng cho thấy người tham gia giao thông vẫn còn tình trạng chưa tự giác chấp hành Luật GTĐB, ở địa bàn nào có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT thì hiện tượng vi phạm của người dân giảm hẳn, trật tự giao thông được duy trì và ngược lại. Chính vì vậy, nhằm hạn chế các hành vi vi phạm Luật GTĐB của người dân khi tham gia giao thông trong giai đoạn hiện nay cần tăng cường các hoạt động cưỡng chế giao thông.
Đối với hoạt động này cần tập trung vào một số nội dung sau đây:
- Tập trung lực lượng, phương tiện tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông lưu động trên các tuyến đường, địa bàn giao thông, chú ý các tuyến, địa bàn trọng điểm mà ở đó thường xảy ra các hành vi vi phạm Luật GTĐB, tai nạn giao thông và nhiều điểm đen giao thông. Ngăn chặn triệt để các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu hay can thiệp trong hoạt động cưỡng chế giao thông.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình phối hợp lực lượng Cảnh sát giao thông – Cảnh sát hình sự - Cảnh sát cơ động (mô hình 141 của Hà Nội) trong công tác đảm bảo An ninh trật tự nói chung và đảm bảo TTATGT nói riêng trên địa bàn.
- Đối với địa bàn nông thôn, cần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 27/2010/NĐ-CP ngày 24/03/2010 của Chính phủ quy định về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết.
- Đối với địa bàn thành thị, trong phương án bố trí lực lượng CSGT đảm bảo TTATGT cần theo hướng: giờ cao điểm tập trung chỉ huy, điều khiển giao thông đảm bảo giao thông thông suốt; thời gian còn lại bố trí lực lượng tuần tra lưu động trên khắp các tuyến phố.
- Triển khai rộng rãi trên toàn quốc hình thức xử phạt nguội thông qua hình ảnh để nâng cao tính tự giác chấp hành Luật GTĐB của người dân.
- Nghiên cứu phương án tách làn phương tiện một cách triệt để đối với các tuyến đường trọng điểm, phức tạp về tình hình TTATGT. Các tuyến đương trong đô thị cần xây dựng phương án phân làn phương tiện phù hợp.
Thứ hai, tăng cường các hoạt động cưỡng chế giao thông - Đây được xác định là giải pháp mang tính cấp bách.
Trước thực trạng ý thức của người dân khi tham gia giao thông ở nước ta hiện nay mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm; thói quen tự do, tùy tiện trong sinh hoạt hàng ngày được thể hiện rất rõ nét trong quá trình tham gia giao thông. Chính vì thế mà tình trạng người dân vi phạm Luật giao thông vẫn còn diễn ra phức tạp, là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn cho xã hội. Qua phân tích nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông hiện nay ở Việt Nam cho thấy trên 70% nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông thuộc về người tham gia giao thông chủ quan vi phạm Luật GTĐB. Thực tế công tác đảm bảo TTATGT của lực lượng chức năng cho thấy người tham gia giao thông vẫn còn tình trạng chưa tự giác chấp hành Luật GTĐB, ở địa bàn nào có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT thì hiện tượng vi phạm của người dân giảm hẳn, trật tự giao thông được duy trì và ngược lại. Chính vì vậy, nhằm hạn chế các hành vi vi phạm Luật GTĐB của người dân khi tham gia giao thông trong giai đoạn hiện nay cần tăng cường các hoạt động cưỡng chế giao thông.
Đối với hoạt động này cần tập trung vào một số nội dung sau đây:
- Tập trung lực lượng, phương tiện tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông lưu động trên các tuyến đường, địa bàn giao thông, chú ý các tuyến, địa bàn trọng điểm mà ở đó thường xảy ra các hành vi vi phạm Luật GTĐB, tai nạn giao thông và nhiều điểm đen giao thông. Ngăn chặn triệt để các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu hay can thiệp trong hoạt động cưỡng chế giao thông.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình phối hợp lực lượng Cảnh sát giao thông – Cảnh sát hình sự - Cảnh sát cơ động (mô hình 141 của Hà Nội) trong công tác đảm bảo An ninh trật tự nói chung và đảm bảo TTATGT nói riêng trên địa bàn.
- Đối với địa bàn nông thôn, cần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 27/2010/NĐ-CP ngày 24/03/2010 của Chính phủ quy định về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết.
- Đối với địa bàn thành thị, trong phương án bố trí lực lượng CSGT đảm bảo TTATGT cần theo hướng: giờ cao điểm tập trung chỉ huy, điều khiển giao thông đảm bảo giao thông thông suốt; thời gian còn lại bố trí lực lượng tuần tra lưu động trên khắp các tuyến phố.
- Triển khai rộng rãi trên toàn quốc hình thức xử phạt nguội thông qua hình ảnh để nâng cao tính tự giác chấp hành Luật GTĐB của người dân.
- Nghiên cứu phương án tách làn phương tiện một cách triệt để đối với các tuyến đường trọng điểm, phức tạp về tình hình TTATGT. Các tuyến đương trong đô thị cần xây dựng phương án phân làn phương tiện phù hợp.
Thứ tư, tiếp tục siết chặt hoạt động đào tạo, sát hạch cấp và quản lý giấy phép lái xe.
Nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) là việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa khi tham gia giao thông của đội ngũ lái xe, góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Trong thời gian qua, các lực lượng chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: thực hiện nội dung chương trình đào tạo chưa nghiêm túc, chỉ chú ý phần thực hành tay lái, ít quan tâm đến phần lý thuyết, giảng dạy đạo đức người lái xe; việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy lý thuyết, thực hành chưa tốt, còn xảy ra vấn đề tiêu cực trong quá trình đào tạo, việc quản lý người lái xe sau khi được cấp giấy phép lái xe thiếu chặt chẽ, còn tình trạng người lái xe bị lực lượng CSGT tạm giữ GPLX hoặc tước GPLX nhưng vẫn được cấp lại GPLX hoặc nâng cấp lên hạng cao hơn… Chính vì thế cần tập trung một số nội dung sau:
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các trung tâm đào tạo, sát hạch cấp giấy phép. Chú ý vào các nội dung: cơ sở vật chất của trung tâm, đội ngũ giáo viên lý thuyết và thực hành (thực hành tay lái mọi địa hình, điều kiện đúng như trong chương trình đào tạo đã được ban hành), hoạt động đào tạo. Nghiên cứu phương án đề xuất lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên xe tập lái để đảm bảo số km thực hành tay lái và quyền lợi cho học viên.
- Siết chặt hoạt động khám và cấp giấy khám sức khỏe đối với người học, dự thi sát hạch cấp, đổi giấy phép lái xe của các cơ sở y tế, ngăn chặn tình trạng “mua” giấy khám sức khỏe như hiện nay.
- Tự động hóa hoàn toàn quá trình chấm điểm sát hạch tay lái cả đường trường và trong sa hình đảm bảo đánh giá khách quan, chính xác đối với từng học viện dự thi sát hạch.
- Gắn kết công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe với công tác quản lý người lái sau khi có giấy phép lái xe. Hiện nay việc này đang được giao cho 2 ngành Công an và GTVT tiến hành, trong thời gian tới đề nghị chuyển hoàn toàn cho ngành Công an để thống nhất việc quản lý.
Trên đây là một số vài ý kiến trao đổi về tình hình vi phạm Luật GTĐB ở Việt Nam, cũng như đưa ra một số kiến nghị. Hi vọng rằng trong thời gian tới với sự cố gắng của các lực lượng chức năng và sự tham gia của toàn xã hội, hiện tượng vi phạm Luật GTĐB khi tham gia giao thông của người dân sẽ được kiềm chế góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động GTĐB.
Theo ThS. Đặng Đức Minh