1. Lốp xe không đủ hơi
Nếu lốp xe không đủ hơi có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm do cảm giác lái bị ảnh hưởng, xe bị rung lắc dữ dội. Bên cạnh đó, bơm quá căng cũng không an toàn, vì hơi trong ruột xe giãn nở khi lưu thông có thể làm nổ ruột xe. Ngược lại, bơm hơi quá ít thì mau hư vỏ xe và tốc độ bị giảm bởi độ ma sát tăng lên. Vì vậy, tài xế cần thường xuyên kiểm tra lốp xem có đủ hơi hay không.
Nên kiểm tra lốp xe đã đủ hơi hay chưa, nếu lốp xe đã quá mòn ta cũng nên thay để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
2. Bu gi hư
Bu gi trục trặc cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho xe bạn chạy yếu. Nếu tia lửa ở bu gi của xe bạn có tiếng “xạch xạch”, tia lửa điện to, đánh lung tung trên đầu bu-gi không tại một điểm nhất định, cách tốt nhất không nên sử dụng. Nếu sử dụng sẽ gây hao xăng, xe vận hành kém (lì máy, làm cho máy mau mòn, nhanh hư hỏng khi vận hành quá tải). Ngoài ra, bu gi bị bẩn thì tia lửa sẽ yếu theo làm cho máy hao xăng, xe chạy yếu.
Nên kiểm tra bu gi của xe. Nếu đã quá cũng thì đừng tiếc tiền thay mới nó để xe của bạn hoạt động ổn định hơn.
3. Quên tắt air gió xe máy
Đây là bộ phận trên xe mà nhiều người thường táy máy nhất. Tuy nhiên, chức năng này chỉ áp dụng khi động cơ khó nổ khi trời lạnh hoặc giải quyết vấn đề hết xăng tức thời. Nhiều người thường hay quên tắt air gió xe máy khi mở dẫn đến xe chạy rất chậm. Máy nổ không êm và có âm thanh rất khó chịu.
Rất nhiều người trong chúng ta gạt air gió và quên tắt nó.
4. Nhớt bôi trơn quá cũ hoặc không đúng
Cũng giống như cơ thể người cần máu để tồn tại, động cơ xe hơi cần có dầu nhớt để hoạt động trơn tru và ổn định. Khi lượng nhớt trong blốc máy không đúng về dung lượng và chủng loại sẽ làm cho động cơ mau nóng, vừa lãng phí nhiên liệu vừa làm cho xe khó tăng tốc.
Sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng nên nên thay nhớt để xe hoạt động ổn định hơn.
5. Xích xe quá căng hoặc quá lỏng
Xích lỏng cũng giống như việc xe đi trên đường gồ ghề vì tải mà động cơ không ổn định ảnh hưởng tới khả năng vận hành của xe, thậm chí giảm đáng kể tốc độ của xe. Bên cạnh đó, khả năng rung lắc lớn, cộng thêm sức văng từ lực quán tính có thể dẫn đến tuột xích hoặc đứt xích khi tăng giảm ga đột ngột.
Xích xe gắn máy được “tăng” ở mức độ vừa phải không nên quá căng hoặc quá lỏng.
Trường hợp sên xe quá căng cũng vậy, nó sẽ khiến cho xích mau giãn. Nên điều chỉnh xích có độ vòng từ 1-1,5cm ở lỗ canh xích xe máy. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên theo dõi kiểm tra nhông xích Nếu điều chỉnh không đúng độ giãn của sên tải thì xe chạy chậm và làm hư nhông, dĩa truyền động.
6. Nghẹt đường cung cấp xăng
Nhiều trường hợp xe chạy chậm xảy ra là do nắp xăng bị hư nên độ thông hơi không còn đúng, áp suất trong bình quá yếu, không đủ sức làm cho xăng chảy xuống bộ chế hòa khí mặc dù bạn có tăng ga. Cần phải thay nắp xăng khác hoặc làm vệ sinh lại bằng khí nén.
Nghẹt đường cung xăng cũng là một trong những nguyên nhân khiến xe bạn chạy chậm.
7. Bộ chế hòa khí (bình xăng con) bị chỉnh sai
Chế hòa khí có vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của động cơ. Chỉnh không đúng hai vít xăng và gió sẽ làm cho xe chạy chậm, hao xăng và rốc máy.
Nếu đem xe đi sửa bạn cũng đừng quên nhắc nhân viên sửa chữa kiểm tra lại bộ chế hòa khí (bình xăng con) trong xe.
(Theo Báo Lao động)