Đối với người điều khiển phương tiện
- Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau xây dựng các video clip hướng dẫn thao tác, kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn, phát thường xuyên trên sóng truyền hình của tỉnh, để tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ năng lái xe;
Hướng dẫn kỹ năng lái xe máy. Ảnh minh họa. Nguồn internet
- Tổ chức các cuộc thi lái xe mô tô an toàn ở các khóm, ấp để thu hút người dân tham gia;
- Có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sử đổi nội dung đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, chứng nhận khả năng chuyên môn lái phương tiện thủy cho phù hợp với tình hình thực tế của nông thôn, đặc biệt là đối với khu vực có trình độ dân trí thấp, đồng bào dân tộc ít người (có thể hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan, sát hạch trắc nghiệm hỏi đáp trực tiếp bằng hình ảnh trực quan,…).
Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
- Hàng năm tổ chức tập huấn kiến thức tuyên truyền an toàn giao thông, công tác xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm cho lực lượng công an cấp xã để đảm bảo năng lực kiểm tra, xử lý vi phạm,…
- Trước mắt tạm ứng ngân sách nhà nước mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện (xe mô tô, vỏ máy, áo mưa, đèn pin, còi, gậy chỉ huy giao thông,…) đảm bảo điều kiện hoạt động cho công an cấp xã, hàng năm Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ trích một phần kinh phí từ nguồn xử phạt vi phạm hành chính để hoàn trả lại cho ngân sách.
CSGT hỗ trợ công an xã kiểm tra ATGT khu vực nông thôn. Ảnh minh họa. Nguồn internet.
- Hàng tháng Công an cấp huyện xây dựng kế hoạch, cử một cán bộ Cảnh sát giao thông tăng cường về hỗ trợ cho công an xã (ít nhất 10 ngày/tháng) để hướng dẫn thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời xử lý các hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền của công an xã, có nguy cơ gây tai nạn giao thông như chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, đi không đúng phần đường, làn đường,…)
Công tác sơ cấp cứu tai nạn giao thông
- Từng bước hình thành, xây dựng các Đội sơ cấp cứu tai nạn giao thông ở các xã, với lực lượng nòng cốt là nhân lực và trang thiết bị của trạm y tế xã với sự tham gia của các cán bộ y tế đã nghỉ hưu hoặc từ các tổ chức đoàn thể như Hội Cựu Chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệpPhụ nữ và Đoàn Thanh niên ứng trực trên các địa bàn trọng điểm thường xảy ra tai nạn giao thông;
- Thiết lập đường dây nóng sơ, cấp cấp cứu, xử lý tai nạn giao thông nông thôn ;
- Quan tâm trang bị cho Trạm y tế các dụng cụ cần thiết để sơ, cấp cứu tai nạn giao thông, đặc biệt là các trường hợp phải di chuyển xuống hiện trường tổ chức sơ, cấp cứu.
Nguồn nhân lực
- Hàng năm tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho công an cấp xã; kỹ năng tuyên truyền miệng cho các cơ quan đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc cấp xã; tập huấn kiến thức an toàn giao thông cho đội ngũ giáo viên các trường để làm công tác tuyên truyền và giảng dạy an toàn giao thông;
- Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông nông thôn đến từng hộ gia đình, từng đối tượng. Giám sát, theo dõi phát hiện và kịp thời báo với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Cơ chế chính sách
- Tỉnh tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi quy định kinh phí xử phạt vi phạm về an toàn giao thông phải để lại cho địa phương 100% theo quy định tại điểm q, khoản 1, Điều 37 Luật Ngân sách ngày 25/6/2015. Trên cơ sở hướng dẫn các mục chi của Bộ Tài chính, tỉnh sẽ lập, phân bổ và thanh quyết toán theo quy định, không nhất thiết phải phân chia tỷ lệ 70%, 30% như hiện nay. Sớm có hướng dẫn kinh phí hoạt động đảm bảo an toàn giao thông cho công an cấp xã, để các địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện.
- Trong khi chờ Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi quy định về kinh phí, trước mắt ngân sách huyện hàng năm phân bổ về xã phải dành một phần kinh phí sự nghiệp kinh tế phân bổ cho công tác đảm bảo an toàn giao thông cấp xã, ngân sách hỗ trợ mỗi xã ít nhất là 200 triệu đồng mới đảm bảo kinh phí cho hoạt động.
- Kiến nghị Bộ Công an xem xét tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với công an xã, vì theo quy định tại khoản 4, điều 7, Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 02/7/2011 của Bộ Công an, thì công an xã không thể kiểm soát được tình hình trật tự an toàn giao thông ở khu vực nông thôn. Đề xuất tăng thẩm quyền cho công an cấp xã xử phạt cá lỗi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, chạy quá tốc độ cho phép, đi không đúng phần đường, làn đường, lạng lách, đánh võng trên đường,...
(còn tiếp)
Khánh Ngọc