Đối với người điều khiển phương tiện:

- Ở địa bàn nông thôn, trước đây người dân điều khiển phương tiện thủy chủ yếu là tự phát, tự đúc kết kinh nghiệm, không theo quy tắc giao thông và tự hướng dẫn nhau. Vì vậy, đối với đường thủy hầu hết mọi người điều lái phương tiện được. Khi có đường bộ, người dân mua xe mô tô, xe gắn máy cũng tự tập, tự chạy, tự hướng dẫn nhau, nên không có kỹ năng điều khiển xe, cũng như cách xử lý khi có tình huống xảy ra.

Người điều khiển xe ở khu vực nông thôn thường thiếu kỹ năng lái xe.

- Công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, lái tàu còn nhiều bất cập, chưa có chương trình đào tạo phù hợp đối với vùng nông thôn, dân trí thấp, đặc là đối với những người ít chữ, không có khả năng tiếp cận với máy tính, nên chương trình sát hạch lái xe trên máy tính chưa phù hợp đối với vùng nông thôn.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm:

- Phần lớn lực lượng công an xã mỏng, không chính quy, thiếu tính chuyên nghiệp, không được thường xuyên tập huấn về kiến thức xử lý vi phạm, công tác điều tra, khảo sát nắm địa bàn để phục vụ công tác tuần tra, xử lý vi phạm, nên hiệu quả công tác xử lý vi phạm không cao.

- Hầu hết các xã đều không có phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phải trưng dụng xe cá nhân để phục công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông khu vực nông thôn.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của công xã hạn chế, do vướng thẩm quyền theo quy định.

- Thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm của Công an xã còn nhiều hạn chế, theo quy định khoản 4, điều 7, Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 02/7/2011 của Bộ Công an, thì Công an xã chỉ được kiểm tra, xử lý đối với những lỗi vi phạm quả tang như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, không có gương chiếu hậu,...các lỗi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông như lạng lách, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, đi vào đường cấm, vi phạm phần đường, làn đường,... thì không có thẩm quyền xử lý.

Công tác sơ cấp cứu TNGT:

- Số lượng tình nguyện viên tham gia tập huấn vềvề sơ cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông còn thấp so với yêu cầu vì vậy việc thành lập các Đội tình nguyệnsơ cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông chưa được phân bố rộng khắp trên các các địa bàn trọng điểm mà chỉ tập trung ở truyến quốc lộ.

- Chưa hình thành được mạng lưới sơ cấp cứu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn. Đối với Trạm y tế cấp xã chưa được trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để sơ cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn giao thông tại hiện trường.

Nguồn nhân lực:

- Hầu hết cán bộ làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cấp cơ sở là cán bộ kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo, tập huấn chuyên môn về kiến thức an toàn giao thông, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm, lối mòn, chậm cập nhật những quy định mới, nên công tác triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông chưa đạt yêu cầu;

Tập huấn cho cán bộ làm công tác ATGT.

- Đối với cán bộ của các cơ quan đoàn thể cấp cơ sở, phần lớn chưa được tập huấn kiến thức tuyên truyền về an toàn giao thông, chỉ cập nhật thông tin qua báo, đài, sau đó tuyên truyền lại tại các cuộc sinh hoạt, nội dung mang tính đại khái, chung chung, nên công tác tuyên truyền, vận động về an toàn giao thông đạt hiệu quả chưa cao.

- Do chưa đào tạo, tập huấn cán bộ của các cơ quan đoàn thể ở cấp cơ sở nên chưa hình thành được mạng lưới tuyên truyền viên về an toàn giao thông khu vực nông thôn.

Cơ chế chính sách

- Theo quy định của Bộ Tài chính thì kinh phí phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông còn hạn hẹp, nguồn thu vi phạm hành chính về an toàn giao thông các cấp (kể cả cấp xã) phải nộp về Trung ương 70% (công an cấp xã là đối tượng không được cấp kinh phí từ nguồn kinh phí điều tiết về của Bộ Công an), còn lại 30% giữ lại để cho Ban An toàn giao thông xã hoạt động. Vì vậy, đối với những xã có nguồn thu xử phạt ít thì không có đủ kinh phí để hoạt động. Do không có kinh phí hoạt động nên công tác tuyên truyền, giáo dục; công tác tuần tra, xử lý vi phạm thực hiện rất hạn chế, thậm chí có những nơi không hoạt động được.

- Do thiếu kinh phí nên đã qua không có chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác đảm bảo an toàn giao thông (phụ cấp, trợ cấp hàng tháng,...) nên không thu hút được đối tượng tham gia.

- Thẩm quyền xử lý vi phạm của công an cấp xã còn hạn chế (theo Thông tư 47 của Bộ Công an) nên các lỗi vi phạm là nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông không xử lý được, như lỗi chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện,...nên công an cấp xã không thể kiểm soát được tình hình an toàn giao thông của địa phương.

(Còn tiếp)

Khánh Ngọc