Tuyên dương “người hùng” của ngành giao thông vận tải Phan Văn Bắc trước hành động dũng cảm của anh khi đã giữ vững tay lái dìu chiếc xe khách mất thắng đang lao xuống dốc an toàn, cứu nguy cho 30 hành khách đang trên xe vào 6/9/2016.
Xe của cá nhân, tập thể hay của DNVT luôn tạo bởi sức ép rất lớn. Chính vì vậy việc nâng cao đạo đức của người lái xe luôn là bài học đầu tiên của các tài xế trước khi chính thức ngồi sau tay lái. Thời gian gần đây xẩy ra nhiều vụ tai nạn kinh hoàng . Những vụ tai nạn phần lớn lại do những lái xe tải lớn, đầu kéo và xe khách gây nên. Xã hội đã lên tiếng bởi tính mạng con người đang bị những lái xe “ điên” xem thường. Phải chăng vì tranh dành chở hang hóa hoặc hành khách mà họ đã “cố tình” vượt qua rào cản đạo đức người lái xe.
Khi đang lái xe lưu thông trên đường không ai nói trước điều gì, nhưng điều cốt lõi của một tài xế là đạo đức của một con người cho dù hoàn cảnh của người đó như thế nào. Dù là lái thuê hay mượn xe của ai đó thì cũng cố gắng như đang lái xe của mình. Để mua được xe hơi, chủ nhân phải bỏ mồ hôi công sức. Chiếc xe giúp ta che mưa, che nắng, bảo vệ an toàn trên mọi hành trình, nên cần phải trân trọng, yêu quý và giữ gìn xe hơn.
Khi lái xe trên mọi địa hình, luôn cố gắng giữ cho mình một trạng thái tỉnh táo, sức khỏe tốt. Luôn nghĩ mình đang điều khiển xe chứ không phải xe điều khiển mình.
Chạy xe trên cao tốc, nên giữ tốc độ, khoảng cách giữa xe mình và xe phía trước cũng như xe sau để có thể xử lý mọi tình huống bất ngờ xảy ra. Nếu điều khiển xe trên địa hình đèo núi, nhiều khúc cua gấp, khuất tầm nhìn thì nên lưu ý: ôm cua theo vạch sơn chỉ đường, không lấn làn và ôm cua gọn gàng và điều quan trọng hơn là không được vượt xe trước.
Không được vượt khi qua cua
Nói về đạo đức nghề nghiệp thì đạo đức nghề nghiệp là sự thể hiện những phẩm chất đạo đức người làm nghề, hành vi ứng xử với khách hàng, với xã hội nhằm đem lại lợi ích cho người khác và cho xã hội. Người làm nghề có đạo đức nghề nghiệp sẽ làm cho nghề nghiệp mình phát triển bền vững, xã hội và đồng nghiệp kính trọng, thu hút được khách hàng, kinh doanh phát triển và đóng góp nhiều cho xã hội. Với những đặc thù riêng như phạm vi kinh doanh không cố định; địa bàn hoạt động rộng; có quan hệ tiếp xúc trực tiếp với nhiều người, gắn liền với sự an toàn, tính mạng, tài sản hành khách và xã hội, môi trường làm việc phức tạp và mang tính độc lập cao, đạo đức nghề nghiệp của người lái xe càng được đặt lên hàng đầu.
Còn nhớ bài thơ của tác giả Việt Quế, viết trong hội thi sáng tác về lái xe an toàn do Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam tổ chức như sau:
“Phía trước anh nơi vành tròn tay lái
Như phép màu xưa ta rút ngắn cả con đường.
Những cánh đồng xanh,thôn xóm, đồi nương.
Từ triền dốc quanh co, hay bên dòng sông lơ đãng,
Gập ghềnh đường quê, chênh vênh nơi cầu cảng
Phố thị ồn ào hay vắng vẻ triền đê.
Hun hút trải dài miền miệt những làng quê
Tất hết thảy chạy tuột vào trong tay lái
Anh dâng trào cảm xúc lòng hăng hái
Mỗi con đường ngõ phố xe qua
Phơi phới niềm vui mình nhẩm hát một câu ca
Tình yêu bao la anh gửi vào tay lái
Trách nhiệm, lòng tin, vững vàng và lẽ phải
Ta quyết đồng hành cùng những chuyến xe qua.”
Luôn luôn phát huy truyền thống của người chiến sỹ lái xe trong kháng chiến.
Chính vì vậy, thời gian qua, Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam đã đề xuất với Bộ GTVT và các ngành chức năng áp dụng giải pháp lái xe phải được tập huấn và kiểm tra thường kỳ về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp đối với lái xe. Cũng như bất cứ ngành nghề nào, nghề lái cũng có 6 yêu cầu cơ bản về đạo đức gồm tính trung thực, nguyên tắc, khiêm tốn, dũng cảm, tình yêu lao động và yêu thương con người. Những bài học đạo đức của họ không thể không kể đến 4 đức tính cơ bản cần – kiệm – liêm - chính theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài những tiêu chí chung cho tất cả các ngành nghề, nghề lái xe còn đặt ra những tiêu chí đặc thù. Lời dạy của Bác Hồ: Phải yêu xe như con – quý xăng như máu gần như đã “nằm lòng” trong tâm trí những người lái xe.
Hội thi lái xe ô tô giỏi và an toàn ngành GTVT 2016
Bên cạnh đó, họ còn phải nắm vững những quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ trách nhiệm với khách hàng; có ý thức tổ chức kỉ luật và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. Không chỉ giúp đỡ đồng nghiệp, người lái xe cần có quan hệ đúng mực với người thi hành công vụ, tôn trọng người tham gia giao thông và môi trường, đồng thời không quên tu dưỡng bản thân, sống lành mạnh, tác phong làm việc công nghiệp.
Theo VTOTO