Theo đó, khi pin xe điện bị ngâm lâu trong nước mặn có thể gây cháy. Đó là do nước mặn ăn mòn pin và gây đoản mạch, đốt dung môi dễ cháy và các thành phần khác. 

Pin do UCF nghiên cứu được ứng dụng công nghệ nano mới, giúp cải thiện thời gian sạc, độ ổn định so với pin truyền thống và không bị đoản mạch khi ngập nước.

Loại pin này có tốc độ sạc cực kỳ ấn tượng khi chỉ mất khoảng 3 phút là đầy. Trong khi đó, những loại pin truyền thống sẽ mất nhiều thời gian sạc hơn.

Pin của UCF cũng có khả năng lưu trữ nhiều năng lượng hơn khi có thể tận dụng các ion kim loại tự nhiên có trong nước mặn, như natri, kali, canxi và magie…

Để thay thế cho dung môi truyền thống, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nước mặn. Việc này giúp hạn chế khả năng rò rỉ điện gây cháy nổ và cũng hạn chế sự độc hại cho con người.

Các nhà nghiên cứu tự tin rằng, ngay cả khi sử dụng không đúng cách hay bị ngập trong nước mặn thì pin của họ vẫn an toàn.

Khi mùa mưa đến, việc xe ô tô gặp phải trường hợp lội nước là hoàn toàn có thể xảy ra. Không bị thủy kích và chết máy ngay như xe xăng, nhưng xe điện vẫn tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc.

UCF không phải đơn vị đầu tiên nghiên cứu công nghệ pin mới mà trước đó, một nhà khoa học, giáo sư hóa học của Đại học Stanford cũng đã phát triển nên một loại pin tận dụng sự khác biệt về độ mặn giữa nước ngọt và nước biển để tạo thành dòng điện.

Nguồn xehay,vn