Căn cứ vào diễn biến cực đoan của thời tiết như thời gian qua trên địa bàn, theo kịch bản biến đổi khí hậu như hiện nay, hiện tượng sạt lở đất không chỉ xảy ra nghiêm trọng vùng ven biển, mà còn gây sạt lở lớn trên các tuyến sông, cửa sông lớn. Từ đó, cho thấy tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển hiện nay đang ở mức báo động, nhất là các tuyến: sông Cửa Lớn, sông Cái Đôi Vàm... có mức độ sạt lở hàng năm từ 1 đến 3 mét, mỗi năm mất khoảng trên 300ha đất do sạt lở ven sông.
Đường sá ven sông sạt lở
Tuy nhiên, hiện các giải pháp công trình kiên cố đòi hỏi tốn kém rất nhiều kinh phí đầu tư và chỉ thực hiện tập trung ở một số khu vực trọng điểm; trong khi đó hiện tượng sạt lở đất diễn ra khá phố biến ở nhiều nơi, nên không thể nơi nào cũng cùng áp dụng các giải pháp công trình kiên cố như nhau được, nhất là trong thời điểm hiện nay.
Do vậy, việc đầu tư phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn phòng hộ ven sông, gây bồi tạo bãi trồng rừng phòng hộ cửa sông, ven biển tỉnh Cà Mau được các chuyên gia về môi trường, nhà khoa học và lãnh đạo các tỉnh trong vùng cho rằng đây là việc làm rất thiết thực, cần thiết và cấp bách, nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị đặc thù của hệ sinh thái rừng ngập mặn, chống sạt lở đất ven sông, cửa sông, ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu gây ra, bảo vệ sản xuất và đời sống của người dân, nhất là hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường khi xây dựng các công trình kiên cố, trả lại màu xanh cho đất…
Sạt lở đường do biến đổi khí hậu tại huyện Trần Văn Thời, Cà Mau
Từ thực tế trên, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Dự án trồng rừng phòng hộ ven sông, gây bồi tạo bãi trồng rừng cửa sông, ven biển của tỉnh Cà Mau cần được đầu tư sớm thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020.
Ong Vò Vẽ