1.Thay dầu và bộ lọc dầu
Theo công nghệ và vận hành của hệ thống động cơ hiện tại thì bất kỳ động cơ nào cũng cần phải được bôi trơn thì mới có thể duy trì hoạt động và ổn định. Nếu như dầu quá bẩn hoặc bị đóng cặn nhiều sẽ làm cho động cơ hoạt bị nghẽn, nhanh bị nóng, hao mòn, nguy hiểm hơn có thể làm gãy, vỡ ngay lập tức.
Lọc dầu nhớt động cơ xe ô tô là một thành phần trong hệ thống bôi trơn, là phụ tùng ô tô cần thay thế định kỳ, có tác dụng lọc sạch các chất bụi bẩn, cặn thừa trong dầu nhớt để dầu đi vào bôi trơn và làm mát các chi tiết của động cơ lọc an toàn hơn.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì nên thay dầu khi xe vận hành được khoảng 10.000km. Nếu không nhớ có thể nhớ thời gian thay dầu động cơ, cứ 2 lần thay dầu nhớt thì thay 1 lần lọc dầu nhớt. Đối với bộ lọc dầu cũ, nên cân nhắc thay mới để đảm bảo rằng chỉ có dầu sạch chảy qua động cơ, giúp giảm lượng khí thải ô tô.
2. Đổi bộ lọc gió động cơ cũ
Bộ lọc gió có tác dụng làm sạch không khí đi vào động cơ. Khi lọc gió bị bám bẩn, gió lưu thông vào động cơ giảm. Điều này khiến lượng nhiên liệu hòa khí (gió và nhiên liệu) bị đốt giảm đi nên công suất sinh ra cũng yếu hơn. Do công suất bị giảm, dẫn đến việc người lái phải tăng ga lớn hơn để tạo ra công suất mạnh và duy trì được tốc độ, sự ổn định. Điều đó khiến lượng nhiên liệu phải nạp vào xy lanh nhiều hơn nên xe chạy dễ hao xăng và tăng lượng khói thải ra không khí.
Thế nên, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 - 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra bộ lọc gió động cơ, nếu phát hiện bộ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.
3. Dùng van PCV mới
Van PCV còn gọi là van thông khí các-te , đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống xả, nhưng lại có mối quan hệ quan trọng với dầu nhớt. Khi động cơ hoạt động, hỗn hợp hòa khí HC (hydrocácbon) được sinh ra trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn.
Vì vậy, van PCV sẽ đảm nhận nhiệm vụ loại bỏ hỗn hợp hòa khí này luồn xuống các-te và loại bỏ được áp lực khí sinh ra trong quá trình động cơ hoạt động, đưa chúng trở lại hệ thống nạp và vào buồng đốt cùng hổn hợp nhiên liệu để đốt cháy hết.
Bộ phận này giúp kiểm soát khí thải trong động cơ ô tô. Van PCV cũ có thể trở nên bẩn và bị tắc nghẽn với dầu cũ, ngăn cản quá trình giảm phát thải đúng như chức năng. Chính vì vậy, thay thế van PCV có thể giúp giảm khói thải của xe.
4. Thay đổi bộ lọc nhiên liệu
Lọc nhiên liệu có chức năng lọc những bụi bẩn, tạp chất trước nhiên liệu đi vào động cơ.Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc. Dòng nhiên liệu đến các vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, gây hiện tượng giật, xe vận hành không ổn định.
Người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.
5. Thay séc măng, piston bị mòn
Các séc măng của động cơ bị quá mòn làm cho áp suất của kì nén thấp, quá trình cháy diễn ra không hoàn toàn nên làm tăng nồng độ khí HC trong khí xả.
Cần kiểm tra thường xuyên và thay nhớt định kì đảm bảo các bộ phận này luôn được hoạt động trong môi trường tốt nhất. Nếu bị mòn hoặc hỏng, phải thay mới ngay để giảm lượng khí thải của ô tô.
Theo Tri thức trẻ