Ngay sau khi nhận Điện chỉ đạo của Cục CSGT, Công an các địa phương đã chỉ đạo Phòng CSGT có kế hoạch tăng cường cho Công an các huyện hoặc hoặc chỉ huy CBCS có kinh nghiệm của các huyện này tăng cường sang huyện khác làm tổ trưởng các tổ chuyên đề và trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ TTKS – XLVP theo các chuyên đề xử lý vi phạm giao thông theo đúng tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an.
Qua đó, Công an các đươn vị địa phương địa phương đã thành lập 693 tổ chuyên đề (cấp huyện 627 tổ, cấp phòng 66 tổ), tập trung xử lý trên các tuyến, địa bàn, các điểm vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán ăn, nơi nhiều người tham gia giao thông sử dụng rượu bia, các điểm mỏ, khai thác khoáng sản,... tuyến đường có nhiều phương tiện chở hàng quá tải trọng hoạt động, tập trung phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT.
Tổ chức TTKS trên tuyến quốc lộ.
Trong 01 tháng tổ chức thực hiện (từ ngày 20/5 đến ngày 20/6), Công an các địa phương đã phát hiện, lập biên bản 284.639 trường hợp; trong đó các tổ chuyên đề đã xử lý được 78.636 trường hợp vi phạm (chiếm 25,3%.
Vi phạm nồng độ cồn: 73.275 trường hợp (47 xe khách, 158 xe tải, 1.509 xe con, 178 conterner, 70.725 mô tô, 656 phương tiện khác) phạt tiền hơn 230 tỷ đồng. Các tổ chuyên đề xử lý 23.182 trường hợp vi phạm (chiếm 31,6%).
Quá tải, quá khổ, tự ý cải tạo thành thùng: 8.956 trường hợp (quá tải trọng 6.600 trường hợp, quá khổ 1.943 trường hợp, tự ý cải tạo 227 trường hợp, hành vi khác 186 trường hợp), phạt tiền 53,9 tỷ đồng. Các tổ chuyên đề xử lý 4.112 trường hợp vi phạm (chiếm 45,9%). Đã vận động, cưỡng chế tháo cắt thành thùng 205 trường hợp; thông báo cơ quan đăng kiểm 74 trường hợp; tước tem kiểm định 858 trường hợp; tước phù hiệu 1.750 trường hợp.
Kiểm soát nồng độ cồn đối lái xe.
Chạy quá tốc độ: 60.086 trường hợp (1.290 xe khách, 49.595 xe tải, 21.084 xe con, 382 conterner, 32.057 mô tô, 278 phương tiện khác); phạt tiền gần 50 tỷ đồng. Các tổ chuyên đề xử lý 16.307 trường hợp vi phạm (chiếm 27,%).
Các tổ chuyên đề cũng đã xử lý được: 1.018 trường hợp vi phạm phần đường, làn đường; 1.876 trường hợp đi ngược chiều của đường một chiều.
Kiểm soát phương tiện vận tải.
Tai nạn giao thông nguyên nhân do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia: Xảy ra 14 vụ, làm chết 05 người, bị thương 10 người, so với liền kề tháng trước, giảm 3 vụ, giảm 02 người chết. Tai nạn giao thông nguyên nhân do người điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ: Xảy ra 07 vụ, làm chết 02 người, bị thương 07 người, so với liền kề tháng trước, giảm 7 vụ, giảm 04 người chết, giảm 01 người bị thương.
TTKS lưu động để kippj thời phát hiện vi phạm.
Một số địa phương có kết quả xử lý theo chuyên đề cao, như chuyên đề nồng độ cồn: TP Hồ Chí Minh 11.697 trường hợp, Hà Nội 6.755 trường hợp, Bình Dương 2.808 trường hợp, Hải Phòng 2.184 trường hợp, Sơn La 1.879 trường hợp, Thừa Thiên Huế 1.675 trường hợp, Thái Nguyên 1.652 trường hợp, An Giang 1.529 trường hợp, Cà Mau 1.392 trường hợp...
Chuyên đề chở hàng quá khổ, quá tải trọng, tự ý cơi nới thành thùng: Hà Nội 1.303 trường hợp, Thanh Hóa 1.003 trường hợp, Phú Thọ 618 trường hợp, Nghệ An 528 trường hợp, Bắc Giang 515 trường hợp, Bình Thuận 366 trường hợp, Quảng Nam 349 trường hợp, Bình Định 344 trường hợp, Quảng Ngãi 336 trường hợp, TP Hồ Chí Minh 304 trường hợp...
Chuyên đề vi phạm về tốc độ: TP Hồ Chí Minh 7.171 trường hợp, Lâm Đồng 3.365 trường hợp, Thái Nguyên 2.128 trường hợp, Bắc Giang 2.083 trường hợp, Nghệ An 2.040 trường hợp, Bình Thuận 1.943 trường hợp, Bình Phước 1.926 trường hợp, Cà Mau 1.819 t/h, Cần Thơ 1.592 th Quảng Ninh 1.513 trường hợp...
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Bộ Công an, thời gian tới Cục CSGT đề nghị Công an các địa phương tăng cường bố trí lực lượng TTKS khép kín 24/24h trên tuyến, địa bàn phụ trách, sử dụng có hiệu quả phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thường xuyên thay đổi phương thức TTKS, tập trung các địa bàn, tuyến đường liên xã, liên huyện, đường tỉnh, các tuyến thường xuyên xảy ra TNGT, các khung giờ có nhiều hành vi vi phạm (vi phạm nồng độ cồn, ma túy, vi phạm tốc độ, chở hàng quá tải, cơi nới thùng xe) và các hành vi đi không đúng làn đường, phần đường, đi ngược chiều đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp chống lại CSGT khi thi hành công vụ.
Đưa ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác TTKS, XLVP trên từng tuyến, địa bàn quản lý, với mục tiêu kiềm chế và kéo giảm TNGT.
Tiếp tục phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí để định hướng dư luận, thường xuyên tuyên truyền, đưa tin về kết quả công tác bảo đảm TTATGT, đồng thời, lên án với các hành vi vi phạm Luật Giao thông gây ra những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, nhất là hành vi vi phạm về ma túy, nồng độ cồn, chở hàng quá tải trọng, khi điều khiển phương tiện…để người dân nhận thức được mức độ nguy hiểm của các hành vi vi phạm, từ đố nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.
Theo csgt.vn