Mức độ uống rượu, bia khiến nồng độ cồn trong cơ thể vượt mức cho phép

Uống bao nhiêu cốc bia, rượu để không vượt quá nồng độ cồn cho phép

Tin tức pháp luật xe ô tô cho biết, mức độ cho phép của nồng độ cồn trong cơ thể người điều khiển phương tiện giao thông là dưới 50mg/100ml máu hoặc dưới 0,25mg/1L khí thở. Tuy nhiên, uống các chất có cồn ở mức bao nhiêu để không bị vượt quá mức cho phép của Luật giao thông đường bộ Việt Nam lại là điều ít ai biết.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn sẽ chứa 10 gram cồn. Đơn vị uống chuẩn này sẽ tương ứng với các chất khác như sau:

1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml);

1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml);

1 vại bia hơi (330 ml);

2/3 chai (lon) bia (330 ml).

Ngoài ra, nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở con người cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như: cân nặng, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống.
Do đó, khi điều khiển phương tiện, tài xế là nam giới không nên uống quá 2 đơn vị tiêu chuẩn, tương ứng với 1,5 lon bia hoặc 2 ly rượu. Còn với nữ tài xế thì càng không nên sử dụng chất có cồn trước 1 giờ đồng hồ khi lái xe, nếu có uống cũng chỉ nên dừng lại ở mức tối đa 1 lon bia.

Tài xế điều khiển ô tô uống rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ bị phạt bao nhiêu?

Quy định của Luật giao thông đường bộ cho biết, mức phạt dành cho người lái xe ô tô có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá mức cho phép sẽ phải nộp phạt từ 2-18 triệu đồng, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Cụ thể

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 4 đến 6 tháng.

Nói tóm lại, dù uống bao nhiêu rượu hay bia cũng đều có thể ảnh hưởng đến quá trình lái xe của tài xế vì chúng là chất kích thích. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh, tốt nhất mọi người không nên uống rượu, bia trước khi lái xe. Oto.com.vn chúc quý độc giả luôn vững tay lái trong các chuyến đi.

Theo thethao247.vn