Hiện nay, hệ thống đường bộ địa phương, đường giao thông nông thôn chiếm trên 95% chiều dài mạng lưới đường bộ của nước ta, việc thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương góp phần quan trọng góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển, phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như khu vực; bảo đảm an toàn giao thông. Nhằm thực hiện tốt Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; Chỉ thị số 10/CT-Tg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương và đường giao thông nông thôn để đảm bảo an toàn giao thông trong tình hình mới theo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Tg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ do UBND cấp tỉnh ban hành.

Trong đó, tập trung xây dựng và thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp về công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương và đường GTNT:

- Các giải pháp, công việc cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ các dự án sửa chữa thuộc công tác bảo trì; tăng cường chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên; xử lý, khắc phục kịp thời các hư hỏng, tồn tại để đảm bảo an toàn giao thông.

- Kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình giao thông khi chưa được nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Về xử lý điểm đen, điểm tiềm an nguy cơ mất ATGT: Quy định rõ trình tự, thủ tục xử lý, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật để xử lý kịp thời các nguyên nhân gây mất an toàn giao thông; to chức rà soát các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT và các bất hợp lý khác trên các
tuyến đường được giao quản lý để xử lý kịp thời, bảo đảm an toàn giao thông.

Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các bất hợp, hạn chế về to chức giao thông để điều chỉnh kịp thời; bổ sung, điều chỉnh, sơn kẻ mặt đường, cọc tiêu, biển báo và xử lý các bất cập khác dẫn đến nguy cơ mất ATGT, ùn tắc giao thông, nhất là khi có ý kiến của các lực lượng Công an, CSGT và ý kiến của cơ quan Nhà nước cấp trên. Xây dựng kế hoạch phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên hệ thống đường được giao quản lý; tổ chức kiểm tra công trình trước mùa mưa bão, khăc phục kịp thời các hư hỏng, bất cập đảm bảo an toàn công trình.Tham mưu cho UBND cấp tỉnh ban hành Quy định nêu rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, các ngành có liên quan trong việc xử lý cưỡng chế vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thực hiện việc đấu nối vào quốc lộ đúng quy định./.

Mộng Tuyết