Mặc dù bạn có thể đã từng nghe qua về điều này, nhưng sự thực là mỗi lần bạn nhấc điện thoại lên khi đang lái xe, tầm nhìn của bạn bị thu hẹp lại. Bạn không còn nhìn vào đường phố xung quanh mình - đằng trước, phía sau, bên phải và bên trái. Thậm chí, bạn còn đang bỏ qua mọi thứ đang diễn ra ngay trước đầu xe.
Não bộ trở nên kiệt quệ
Nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ chúng ta gặp khó khăn trong việc xử lý hai công việc cùng một lúc hoặc sẽ thực hiện từng cái chậm hơn. Nhiều người cho rằng họ có thể làm hai việc cùng một lúc - như là nói chuyện hay nhắn tin trên điện thoại trong khi đang lái xe. Nhưng sự thật là chúng ta không có khả năng tập trung hoàn toàn vào cả hai việc. Trong trường hợp đó, người lái xe sẽ ngừng quan sát môi trường xung quanh của họ. Và điều này càng trở nên nguy hiểm hơn đối với các tài xế mới, họ sẽ không có thói quen để ý đường xem có gì nguy hiểm không – nhất là khi đang cầm một chiếc điện thoại trên tay.
Dù chỉ một tin nhắn thôi cũng có thể gây nên một vụ tai nạn
Nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng tình trạng mất tập trung khi đang lái xe làm giảm khả năng thị lực của người lái đi 50 phần trăm. Điều này có nghĩa là người lái xe sẽ không nhìn thấy được những thứ quan trọng ngay trước mắt họ như là đèn đỏ, người đi bộ và các vật cản trên đường… đem lại nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
Khi bạn sử dụng 85 phần trăm năng lượng não bộ của bản thân cho việc lái xe, trí não của bạn sẽ không có đủ khả năng để làm việc gì khác. Cho dù bạn có là một người lái xe chuyên nghiệp hay mới lái, bạn cũng sẽ lái xe an toàn hơn nếu bạn hiểu được bản thân dùng bao nhiêu phần trăm trí não để lái một chiếc xe hơi”.
Những điều gây nên sự xao nhãng
Các chuyên gia đã tìm ra được bốn nguyên nhân chính gây xao nhãng cho người lái xe:
1) Thị giác ví dụ như khi nhìn vào điện thoại, khiến cho người lái rời mắt khỏi đường đi.
2) Thính giác, có thể là nhạc to, làm cho người lái xe bỏ qua những âm thanh quan trọng trên đường.
3) Các thao tác bằng tay, như là ăn uống, dẫn tới việc tài xế phải bỏ một tay hoặc thậm chí là cả hai tay ra khỏi vô lăng.
4) Nhận thức, có thể kể đến sự mệt mỏi, làm giảm khả năng tập trung.
Dùng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, khiến người điều khiển phương tiện mất tập trung; khả năng xử lý khi gặp tình huống bất ngờ sẽ lúng túng và dễ gây ra tai nạn...
Người nói chuyện điện thoại khi lái xe có nguy cơ bị TNGT nhiều gấp 4 lần so với người không sử dụng.
Những thông điệp tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi sử dụng điện thoại của người dân khi tham gia giao thông sẽ được truyền tải sinh động qua hai phim ngắn: "Cuộc gọi cuối cùng" và "Tin nhắn cuối cùng"
Thời gian qua Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GD&ĐT phát động chiến dịch truyền thông về hậu quả của việc sử dụng điện thoại gây mất tập trung khi lái xe. Đây là một trong những hợp phần chính thuộc dự án hành trang an toàn do Quỹ UPS tài trợ.
Theo bà Mirjam Sidik, TGĐ điều hành Quỹ AIP, khảo sát sơ bộ 927 sinh viên tại 7 trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy, 79% sinh viên được khảo sát thừa nhận đã từng sử dụng điện thoại di động ít nhất một lần khi lái xe trong vòng 6 tháng gần đây. Vì vậy, chiến dịch được thực hiện nhằm thức tỉnh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người điều khiển phương tiện trên đường, đặc biệt là nhóm đối tượng thanh, thiếu niên từ 15 - 29 tuổi.
Cũng theo bà Mirjam Sidik, trọng tâm của chiến dịch này sẽ là hai đoạn phim tuyên truyền: “Cuộc gọi cuối cùng” và “Tin nhắn cuối cùng” với nội dung nhấn mạnh hai thông điệp chính: “Cuộc gọi đó có thể khiến bạn… không bao giờ về đến đích” và “Tin nhắn đó có thể khiến bạn… không bao giờ về đến đích”. Các đoạn phim được Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ đạo trình chiếu ở 10 trường đại học thuộc dự án, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, các trang mạng xã hội và toàn bộ 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Vừa lái xe vừa xem tin nhắn trên điện thoại di động luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao
Ông Uông Việt Dũng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một người nói chuyện điện thoại khi lái xe có nguy cơ bị TNGT nhiều hơn gấp 4 lần so với người không sử dụng điện thoại. Vì vậy, chiến dịch được triển khai đúng thời điểm, trong bối cảnh thực trạng sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông của người dân nói chung và của giới trẻ nói riêng đang trở nên phổ biến và trở thành một trong những hiểm họa đối với vấn đề đảm bảo ATGT.
Tổng hợp từ SGGP. Thanh Niên, Tinxe