Elon Musk từng khẳng định bề mặt siêu cứng của thân xe giúp xe chống khỏi trầy xước, thậm chí chống đạn. Tuy nhiên mọi vật đều có bản chất riêng và có thể bị phá vỡ, hư hỏng.

Bề mặt thép không gỉ dày 3 mm của Cybertruck là dạng lần đầu tiên trong toàn ngành công nghiệp ô tô. Trước đây đã từng có mẫu DMC DeLorean sử dụng vật liệu này và sản xuất vào năm 1981 - 1983. Từ khâu thiết kế và sản xuất ra thành phẩm đã khó nên việc sửa chữa lại càng khó hơn, khiến các xưởng sửa chữa hiện nay rơi vào thế "bí" khi đối phó với một chiếc xe làm từ vật liệu khác biệt như Cybertruck.

"Việc sửa chữa thép không gỉ là rất mới", theo Josh Bengston, chủ của DeLorean Industries cho biết. Việc sửa chữa bằng thép không gỉ chỉ có ý nghĩa với các mẫu xe cổ và dành cho việc sưu tầm như DeLorean, khi linh kiện thay thế gần như không có.

James Espey - đứng đầu xưởng sửa chữa Classic DMC - tỏ ra đôi chút lạc quan hơn. Nhưng Espey cũng đồng tình rằng việc sửa chữa thép không gỉ không hề dễ dàng, miêu tả với những phương pháp cũ, như phải dùng đến cuốc chim và giũa, không phải là những thiết bị mà các xưởng hiện đại ngày nay hay dùng. Đó cũng là một nghệ thuật khi phải mất nhiều thời gian hơn so với sửa chữa những hư hỏng của xe hơi thông thường. "Nếu bạn phải mất 8-9 giờ để cố sửa một thứ bị hỏng, tốt hơn hết nên mua cái mới", Espey nói.

Những lo ngại về chi phí nhân công cũng được chia sẻ trên một nhóm ở Facebook, với rất nhiều thành viên là thợ sửa xe lâu năm cũng như mới vào nghề.

Thân xe của Cybertruck có thể được sửa cũng giống các mẫu DeLorean, nhưng câu hỏi lớn hơn là: các hãng bảo hiểm có chấp thuận chi trả cho những khoản sửa chữa có tiền công tốn kém hay không?

ADVERTISING

iTVC from Admicro

Theo Billy Walkowiak, giám đốc điều hành của Collision Safety Consultants, có rất nhiều khách hàng thuê ông để đấu tranh với các hãng bảo hiểm, vì các hãng bảo hiểm không muốn trả cho việc giúp một chiếc Tesla trở lại tình trạng trước khi hư hỏng. "Riêng tôi nhận 10-15 vụ Tesla mỗi tuần", Walkowiak cho biết.

Walkiwiak giải thích, dù chưa thể hình dung chính xác điều sẽ xảy ra với Cybertruk, thì những quy trình sửa chữa xe Tesla vốn đã thiên về việc thay thế linh kiện hơn là sửa chữa. Bên cạnh việc chỉnh lại phần cứng phức tạp và chi phí nhân công cao - vì chỉ thợ được Tesla cấp chứng nhận mới có thể sửa xe Tesla - thì tất cả đều rất đắt đỏ. Walkowiak chia sẻ hồ sơ bảo hiểm của một chiếc Tesla Model 3 với khoản tiền 22.000 USD, trong đó 14.000 USD là thay linh kiện.

Không dừng lại ở đó, việc thay thế linh kiện cũng có thể gây ra một dạng rắc rối mới: Tesla có thể sản xuất đủ phụ tùng linh kiện hay không? Theo Espey, từng có tình trạng thiếu linh kiện cho các mẫu Model S, Model 3, Model Y và Model X, nghĩa là gần như mọi sản phẩm của Tesla.

Vấn đề sửa chữa linh kiện của Tesla đã phần nào được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng không khó để tìm thấy các báo cáo trên mạng xã hội cho thấy chủ sở hữu Tesla cảm thấy khó chịu vì việc sửa chữa của họ mất nhiều thời gian, với thời gian chờ đợi lên tới 6 tháng.

Giống những mẫu xe khác, Cybertruck có thể sử dụng đồ không chính hãng. Tuy nhiên không rõ liệu các công ty bên thứ ba có thể sản xuất các tấm ốp thân xe mang giá hợp lý hay không.

Được biết, ngay sau khi bán tải Cybertruck ra mắt, Tesla đã chào mời những người mua đặt hàng phiên bản giới hạn Foundation Series với giá 120.000 USD, cao gấp đôi mức khởi điểm của bản tiêu chuẩn. Nếu tính thêm pin "dự phòng" giúp cải thiện tầm vận hành, giá bản này vượt lên trên 135.000 USD.

Ưu điểm lớn nhất khi mua Tesla Cybertruck Foundation Series không phải là xe có gì đó quá đặc biệt mà đơn giản là người mua sẽ được nhận xe sớm. 

Nguồn Nhịp Sống Thị Trường