Một số kiến thức như nên dùng phanh chân hay phanh tay, nơi nào thì không được sử dụng phanh, khi đi hai người thì kỹ thuật phanh phải điều phối thế nào…. không phải ai cũng nắm rõ.

1. Phương pháp phanh

Trên mỗi chiếc xe máy đều có 2 phương pháp để bạn giảm tốc độ. Sự kết hợp giữa 2 phương pháp này chính là chìa khóa mang lại sự an toàn và hiệu quả khi phanh cho bạn.

Phanh xe là một kỹ thuật rất cơ bản đối với người điều khiển xe gắn máy khi cần giảm tốc

Phương pháp đầu tiên là phanh động cơ. Đây là phương pháp giảm tốc từ từ nhất nhưng hiệu quả nhất để kiểm soát tốc độ. Nhả tay ga về vị trí ban đầu, vòng tua máy thấp sẽ tự động ghìm tốc độ của xe lại. Đối với xe số, kết hợp với về số sẽ khiến bạn giảm tốc tốt hơn và kiểm soát được tốc độ. Khi đổ đèo, việc đi ở số thấp cũng sẽ khiến chiếc xe di chuyển ở tốc độ hợp lý, an toàn hơn so với việc rà phanh.

 

Phanh ở xe số được cấu tạo phanh chân để phanh bánh sau và phanh tay để phanh bánh trước

Phương pháp thứ hai tất nhiên là sử dụng phanh. Phanh ở xe số được cấu tạo phanh chân để phanh bánh sau và phanh tay để phanh bánh trước. Ở xe ga, phanh tay bên trái ở nhiều chiếc xe sẽ phân phối lực phanh cả bánh trước và bánh sau, trong khi phanh tay bên phải vẫn là phanh bánh trước. Sử dụng phanh sẽ khiến chiếc xe giảm tốc nhanh chóng, nhưng đi kèm với nó cũng là mất thăng bằng, mất lái do sự thay đổi tốc độ đột ngột.

2. Cơ chế phanh xe hiệu quả

Xe máy thường được trang bị phanh trước và phanh sau, về nguyên tắc, để đạt được hiệu quả cao nhất thì chắc chắn bạn phải sử dụng đồng thời cả hai phanh một cách linh hoạt. Như đã phân tích ở phần trên, trọng lượng của xe và hiệu quả sử dụng phanh có quan hệ chặt chẽ với nhau, là một trong những lý do quan trọng cho việc sử dụng cả phanh trước và sau. Phanh xe đúng cách sẽ giúp xe giữ được thăng bằng khi chuyển hóa từ động năng thành nhiệt năng để giảm tốc ở cả bánh trước và sau một cách hiệu quả.

 

Xe máy thường được trang bị phanh trước và phanh sau

Nguyên lý dịch chuyển trọng lượng xe khi vận hành và phanh rất đơn giản: khi tăng tốc thì trọng lượng sẽ dồn vào bánh sau, ngược lại nếu phanh trọng lượng sẽ tập trung vào bánh trước. Hiệu ứng của nguyên lý này giúp ta có thể rút ra được kết luận như sau: khi trọng lượng chủ yếu ở bánh sau thì chắc chắn phần bánh trước sẽ có xu hướng bị nâng lên và giảm lực ma sát; và trong trường hợp bạn tăng ga mạnh thì bạn hoàn toàn có thể nhấc nổi bánh trước lên mà vẫn giữ được thăng bằng. Đây là nguyên lý mà các tay lái thành thạo thường áp dụng rất hiệu quả.

Trường hợp phanh gấp, lực bám đường của bánh sau sẽ yếu đi rất nhiều và đuôi xe có thể bị trượt ngoặt sang hai bên. Để hạn chế lực bám phía sau bị tổn thất và tối ưu hiệu quả drift bánh sau một cách điệu nghệ, bạn cần phải sử dụng phanh sau để cân bằng trọng lượng trên xe.

 

Sử dụng phanh an toàn tại các khúc cua

Lưu ý rằng, lực phanh giữa bánh trước và sau phải cân bằng nhau và đặc biệt không phanh chết cả hai bánh một cách đột ngột khi xe đang chạy. Kinh nghiệm của những tay lái mô tô nhiều năm cho thấy cách an toàn nhất là nên sử dụng phanh bằng lực ấn nhẹ lên phanh sau khi muốn dừng xe.

 

Lực phanh giữa bánh trước và sau phải cân bằng nhau

Khi tốc độ xe đang giảm dần nhờ có lực hãm từ phanh, thì người lái mới sử dụng phanh trước với một lực bằng 60-80% so với lực phanh sau. Đây là một bài toán khá phức tạp, chúng ta hãy phân tích một số thực tế sau đây:

1. Bạn phanh xe, phần lớn trọng lượng dồn về phía trước và ấn bánh trước bám vào mặt đường. Kết quả: lực hãm tốt hơn.

2. Bánh trước trang bị 2 phanh đĩa: lực tác động lên phanh gấp đôi ngược lại với lực quán tính của xe.

3. Đĩa phanh trước thường lớn hơn đĩa phanh sau. Kết quả: lực hãm lớn hơn.

Như vậy nếu ở vận tốc lớn mà bạn muốn xe dừng trong quãng đường ngắn nhất có thể thì bắt buộc bạn phải sử dụng phanh sau, còn nếu muốn giảm tốc từ từ thì bạn có thể sử dụng phanh trước nhưng phải thận trọng hơn.

Ngày nay, những chiếc xe mô tô hiện đại được trang bị thêm nhiều thiết bị hỗ trợ hệ thống phanh, giúp tối ưu hiệu quả của nó, đó là hệ thống hỗ trợ AI, hệ thống liên kết phanh – LBS hoặc CBS, hệ thống này sẽ tự động hãm tốc độ bánh sau khi bạn ấn phanh trước hoặc ngược lại. Các hệ thống hỗ trợ này giúp giảm thiểu sự mất cân bằng khi người lái gặp lỗi phanh gấp.

Theo cartimes.vn