Dự án đường sắt đô thị TP.HCM
Toàn bộ dự án metro có thể ngốn trên 2,9 tỷ USD, chỉ riêng lập phương án hỗ trợ kỹ thuật "Chuẩn bị dự án metro tại TP.HCM" đã mất 2,2 triệu USD. Phương án hỗ trợ kỹ thuật đã được UBND TP.HCM phê duyệt cuối tháng 4/2007.
Sơ đồ các tuyến của dự án Metro
Trong số 2,2 triệu USD, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) viện trợ không hoàn lại 1,7 triệu USD, Chính phủ góp 500.000 USD, số còn lại là của thành phố và các nhà đầu tư.
Với các yêu cầu lập kế hoạch xây dựng 2 tuyến metro ưu tiên và kết nối cùng các dự án xây dựng các tuyến vận tải có khối lượng lớn, dự kiến phương án kỹ thuật phải đến tháng 4 năm sau mới hoàn tất.
Dự án đang trong quá trình hình thành, dự báo sẽ giải quyết được nhu cầu đi lại của hàng triệu người dân và giảm tải ùn tắc giao thông ở TP.HCM
Theo thiết kế ban đầu, hệ thống tàu điện ngầm TP.HCM có tổng chiều dài 54km, 6 đường ray và 22 nhà ga và 4 tuyến. Nhà ga trung tâm đặt ở Công viên 23/9, quận 1. Tuy nhiên, sau đó được chỉnh sửa lại với chiều dài 172 km gồm 8 tuyến, trong đó có 90km đi ngầm và 82km đi trên cao
Các tuyến metro sẽ được xây dựng cuốn chiếu và dự kiến đến 2020 thành phố sẽ có tuyến đường sắt đô thị đầu tiên đưa vào hoạt động.
Mục tiêu của hệ thống metro nhằm thay thế 25% lượng xe gắn máy lưu thông trên đường đến năm 2020 sẽ giúp TP.HCM giảm lượng xe gắn máy lưu thông trên đường.
Hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM hiện nay dự kiến bao gồm 6 tuyến metro và 3 tuyến tàu điện 1 ray monorail.
Dự án Sân bay Vân Đồn sẽ đón chuyến bay vào năm 2017
Trong năm 2017, chủ đầu tư sẽ hoàn thành được hệ thống đường băng, đường lăn và sân đỗ của Sân bay Vân Đồn để có thể đón chuyến bay đầu tiên.
Mô hình sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh)
Dự án Sân bay Vân Đồn có thể đón chuyến bay đầu tiên trong năm 2017 - đó là khẳng định của ông Trịnh Văn Hồng, Phó Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh trong một lần trả lời báo chí.
Theo ông Hồng, trong năm 2017, chủ đầu tư sẽ hoàn thành được hệ thống đường băng và đường lăn của sân bay. Sân bay Vân Đồn có thể đón chuyến bay đầu tiên khi đã hoàn thành hạng mục đường băng và đường lăn, sân đỗ.
Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, đến thời điểm hiện tại dự án đã hoàn thành giải phóng được 100% tổng diện tích dự án và hiện đang trong quá trình xây dựng.
Theo kế hoạch, tỉnh Quảng Ninh đã bàn giao dứt điểm 28,6 ha đất còn lại của dự án để chủ đầu tư triển khai thi công trước hệ thống đường băng và đường lăn trong quý II năm 2016.
Song song với việc thực hiện dự án Sân bay Vân Đồn, Tập đoàn Sungroup cũng đang tiến hành thực hiện Dự án Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp, trong đó có hạng mục Casino tại Vân Đồn và các tuyến đường nối các khu chức năng chính của Khu kinh tế Vân Đồn.
Dự án Cảng hàng không Quảng Ninh được đầu tư theo hình thức BOT do Tập đoàn Sungroup là chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên diện tích đất khoảng 290ha thuộc địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn (cách Thành phố Hạ Long chừng 50 km) với quy mô một đường cất hạ cánh, sân bay đỗ máy bay cho tối thiểu 4 chiếc Boeing 777 lẫn Airbus 321. Tổng mức đầu tư xây dựng (gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng) lên tới 7.500 tỷ đồng.
Ngày 13/3/2015, Cty TNHH Joinus đã có Văn bản số 12/CV-T03/15 xin không tiếp tục nghiên cứu và triển khai dự án Cảng hàng không Quảng Ninh vì theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 8/1/2009 và Quy hoạch Cảng hàng không Quảng Ninh đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định 576/QĐ-BGTVT ngày 16/3/2012 thì Cảng hàng không Quảng Ninh là cảng hàng không nội địa được đón các chuyến bay quốc tế, chứ không phải là sân bay quốc tế như mục tiêu đã đặt ra của liên danh.
Ngoài Liên danh Tổng Cty Cảng hàng không Hàn Quốc - Cty TNHH Joinus - Cty TNHH Posco E&C còn có một số nhà đầu tư khác như Tập đoàn CCC (Canada), Sun Group Việt Nam đến khảo sát nghiên cứu đầu tư dự án.
Đến thời điểm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư chỉ còn nhà đầu tư duy nhất là Sun Group; nên UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định lựa chọn Sun Group là nhà đầu tư dự án Cảng hàng không Quảng Ninh.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành
Một dự án xây dựng một sân bay quốc tế tại huyện Long Thành ( Đồng Nai), cách TPHCM khoảng 40 km về hướng Đông. Dự án này được dự kiến sẽ khánh thành năm 2025. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm n3 giai đoạn), đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Phương án kiến trúc hoa sen cách điệu đang được trình chính phủ để làm sân bay Long Thành
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Vùng đô thị TPHCM theo quy hoạch, là vùng kinh tế năng động nhất cả nước với dân số vùng đô thị này dự kiến đạt 20-22 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ dân thành thị dự kiến khoảng 77% tổng dân số.
Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo báo cáo của CIA nhưng chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không).
Ngoài ra, Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có 1 sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm. Nhưng kể từ năm 2010, trong những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt quá khả năng tiếp nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày.
Theo đó, năm 2016, sân bay này đã phục vụ 30 triệu lượt khách/năm, dự báo năm 2017 sẽ tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 18%-20% mỗi năm.
Theo Quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành, sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000m, rộng 60m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747, có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/1 năm. Nhà ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/1 năm. Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000ha (trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000ha) và theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiểu chuẩn củaTổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.
Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 6,7447 tỷ USD. Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam. Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019 - 2025, 2025 - 2035, 2035 - 2050 và sau 2050.
Theo Nhà đầu tư.