Người Việt Nam chưa thể bỏ xe máy

Loại phương tiện nhỏ bé, giá rẻ và cơ động được cho là phù hợp với tình hình giao thông cũng như tập quán sinh hoạt của người Việt.

Vị đại diện VAMM Yano Takeshi cho biết các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có rất nhiều ngõ ngách, quỹ đất hạn chế, chậm phát triển, nơi ở của người dân cách rất xa các hệ thống giao thông công cộng, trong khi đó phương tiện giao thông công cộng tại Việt Nam chưa phát triển. Xe buýt gần như là lựa chọn duy nhất nếu không sử dụng phương tiện cá nhân, và xe buýt luôn trong tình trạng quá tải.

Một trong những cảnh tắc đường thường  thấy ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Nhận định này phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của VAMM. Báo cáo bán hàng 6 tháng đầu 2017 của hiệp hội này cho thấy, thị trường bán hơn 1,5 triệu xe, tăng 6% so với cùng kỳ 2016. Con số này cũng gấp 19 lần doanh số của thị trường ôtô trong cùng kỳ. Việt Nam là một trong bốn nước sử dụng xe máy nhiều nhất thế giới cùng Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc.

Người dân chưa có dấu hiệu muốn dừng mua xe máy và thay thế bằng phương tiện khác. Sau khi đạt đỉnh hơn 3,1 triệu xe vào khoảng năm 2011-2012, doanh số xe máy tụt dần từ 2013-2015 về khoảng 2,7-2,8 triệu, nhưng bất ngờ khởi sắc trở trong 2016 với 3,1 triệu.

Với doanh số của nửa đầu 2017, nếu tốc độ tăng trưởng không sụt, hết năm 2017 doanh số có thể cao hơn con số 3,1 triệu.

Số liệu về nhu cầu sở hữu xe máy cũng cho thấy thị trường hai bánh chưa dừng lại. Nghiên cứu "Tình hình tham gia giao thông của học sinh TPHT ở Hà Nội" do Tiến sĩ Chu Công Minh cho thấy tỷ lệ sở hữu xe máy 2017 tại Hà Nội là 2,008 xe/hộ, tại TP HCM là 2,326 xe/hộ.

Trong khi đó cùng nhóm tác giả này năm 2015 đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu về xe máy khi mọi người trong độ tuổi lao động có việc làm 2,46 xe/hộ, tức cả Hà Nội và TP HCM đều đang ít hơn con số này, nhu cầu mua xe chưa bão hòa.

Xe máy đóng vai trò quan trọng nhưng cũng là phương tiện dễ gây mất an toàn, nhất là ở thành phố lớn và đối tượng điều khiển là người trẻ. Tình hình này càng phức tạp khi bên cạnh xe máy, những năm gần đây xe đạp điện và xe máy điện phát triển nhanh khó kiểm soát.

Với khách hàng, những người sống ở thành phố lớn và có mức thu nhập tầm trung trở xuống, xe máy dường như là lựa chọn duy nhất.

Lê Mạnh, nhân viên kinh doanh một hãng nước giải khát cho biết, không có lựa chọn nào khác vì di chuyển liên tục, nhiều nơi cần đến không có xe buýt mà yêu cầu công việc thường gấp rút.

Mạnh cho biết, với thu nhập hơn 10 triệu một tháng, ôtô chỉ là giấc mơ xa vời. Nếu thu nhập cao hơn, loại phương tiện anh hướng tới sẽ là ôtô chứ không phải xe máy.

"Sắt bọc người, đương nhiên tốt hơn người bọc sắt", Mạnh thở dài ngao ngán.

Xe máy vẫn phù hợp với hạ tầng giao thông Việt Nam

Theo đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), đề xuất cấm xe máy, hạn chế tại các thành phố lớn chỉ là 1 giải pháp, không phải duy nhất.

Với hạ tầng giao thông hiện tại thì xe máy vẫn là phương tiện đi lại phù hợp với người dân.

Liên quan đến chủ trương hạn chế xe máy tại Hà Nội và TP HCM vào năm 2030, ông Yano Takeshi, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), cho biết Hiệp hội đã có đề xuất hạn chế, tiến tới cấm xe máy ở các quận, huyện nội thành của 2 thành phố lớn Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, điều đầu tiên cần xem xét mục đích của chính sách đó là gì?

“Theo chúng tôi hiểu đề xuất nhằm giảm thiểu tắc đường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các thành phố lớn. Do đó, đề xuất cấm xe máy chỉ là 1 giải pháp, không phải duy nhất.

Hơn nữa, những chính sách, những đề xuất này mang tính tổng quan, chưa có kế hoạch cụ thể, lộ trình chi tiết. Việc này còn cần thêm nhiều bộ, ngành tham gia, cũng như thêm nhiều thời gian nghiên cứu để đi đến thực hiện. Cần nhiều giải pháp đồng bộ chứ không phải chỉ mỗi giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân”, ông Yano Takeshi nói.

Cũng theo đại diện VAMM, xe máy vẫn là phương tiện thiết yếu của người dân tại Hà Nội cũng như các khu đô thị, thành phố lớn vì tính kinh tế, tính tiện lợi, phù hợp với điều kiện hạ tầng, thói quen…

Cơ sở hạ tầng của Hà Nội và các thành phố lớn so với các nước lân cận vẫn còn cũ kỹ, nhỏ, khu dân cư sinh sống nhiều ngóc ngách, quỹ đất hạn chế, chậm phát triển. Đó là những lý do khiến cho tình trạng tắc đường trở nên cấp bách, song cũng phù hợp với phương tiện đi lại là xe máy.

 

Theo thống kê từ VAMM, 6 tháng đầu 2017, doanh số bán hàng đạt hơn 1,5 triệu xe, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VAMM, doanh số này chính là tổng lượng bán ra của cả 5 thành viên là các liên doanh Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM. Mặc dù vậy, số lượng này không phải là số sản xuất và không bao gồm số lượng xuất khẩu.

Thị phần của Honda Việt Nam vẫn dẫn đầu với 68%. Yamaha Việt Nam xếp thứ 2 với 29%. Ba liên doanh Piaggio, SYM và Suzuki chỉ chiếm khoảng 3% còn lại.

Ngoài nhu cầu đi lại bằng phương tiện xe máy vẫn ở mức cao, xu hướng dịch chuyển từ các loại xe số phổ thông sang các dòng xe tay ga cao cấp và các dòng mô tô thể thao được cho là những nguyên nhân cho mức tăng trưởng khá ấn tượng của thị trường xe máy Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017.

Trước đó, theo thống kê từ VAMM, tổng doanh số bán xe máy năm 2016 của 5 thành viên gồm Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha đạt hơn 3,12 triệu xe (tăng 9,5% so với năm 2015).

Hiện Việt Nam là một trong các thị trường hàng đầu thế giới về tiêu thụ xe máy cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Theo NLĐ, Vnxeress