Việc kiểm tra xử lý nồng độ cồn phải đảm bảo tính đột xuất và ngẫu nhiên cũng như thường xuyên, liên tục
Mỗi buổi chiều sau những giờ làm việc số người lại tìm cách xả stress bằng việc rủ bạn bè ra quán lai rai. Từ thành thị đến nông thôn, từ những nhà hàng sang trọng đến các quán nhậu vỉa hè bình dân… đâu đâu cũng có thể nhận ra những gương mặt đỏ bừng vì bia rượu. Ban đầu dự định “lai rai” một vài chai thôi nhưng khi có men vào không thể kiểm soát được và kết quả là… Nguy hiểm hơn sau khi đã say vẫn điều khiển xe gắn máy, đây là mối nguy hiểm cho bản thân người người điều khiển và tất cả mọi người khi tham gia giao thông.
Nhiều năm nay, Việt Nam được xem là thiên đường của rượu bia khi mỗi năm có hơn 300 triệu lít rượu và hơn 4 tỉ lít bia được bán ra. Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc.
Những con số biết nói này sẽ khiến các nhà sản xuất và kinh doanh rượu bia cảm thấy phấn khởi nhưng ngược lại cũng làm đau đầu các nhà quản lý. Theo thống kê từ Ủy ban ATGT Quốc gia thì trong các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cả nước có đến 40% số vụ liên quan đến rượu bia, thậm chí vào các dịp lễ tết thì tỷ lệ này còn tăng lên đến 80%.
Mặc dù pháp luật quy định rất rõ hành vi sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông là vi phạm pháp luật nhưng vẫn còn không ít người thờ ơ hoặc không hề biết đến các quy định này. Biện pháp phát hiện và xử phạt hiện nay là kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô và mới đây Nghị định 100 ra đời với mức phạt cao nhằm răn đe cảnh tỉnh đối với người uống rượu bia khi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, việc phát hiện, xử phạt theo cách trên là việc làm bị động, vì người đã có nồng độ cồn vượt quá quy định đã tham gia giao thông thì mới kiểm tra và xử phạt. Theo tôi, cần áp dụng công nghệ hiện đại trong vấn đề này, cụ thể là người đã uống rượu bia, có nồng độ cồn vượt quá quy định khi khởi động xe để tham gia giao thông sẽ không khởi động được máy. Hiện nay, với công nghệ 4.0 các nhà sản xuất mũ bảo hiểm có thể thiết kế ra chiếc mũ bảo biểm có khả năng định vị và đo được nồng độ cồn, kết hợp với chìa khóa xe thì sẽ thực hiện được điều này.
Như vậy, chip định vị vị trí người lái xe gắn ở định mũ bảo hiểm giúp cho người nhà biết được người này đang ở đâu (vì khoảng cách giữa cơ quan và nhà thường gần nhau). Đồng thời, báo người này có vượt quá nồng độ cồn hay không (khi người này đội mũ bảo hiểm). Nếu vượt quá nồng độ cồn cho phép người này có thể báo cho gia đình đến đón về hoặc nhờ người khác không uống rượu bia đưa về.
Trên đây là một ý tưởng thực hiện đảm bảo trật tự ATGT đối với người đã uống rượu bia vượt quá nồng độ cồn quy định không thể tham gia giao thông bằng chiếc mũ bảo hiểm cảnh báo nồng độ cồn.
Tạp chí GTVT