I. Nón bảo hiểm đang thông dụng chưa thực sự an toàn:
Mũ bảo hiểm là trang bị bảo hộ bắt buộc tại Việt Nam khi đi xe máy ( ảnh minh hoạ)
Trên thực tế, chiếc mũ bảo hiểm có công cụ chính là bảo vệ vỏ não của bạn khỏi va chạm và chấn động khi không may gặp tai nạn. Nhìn bên ngoài, chiếc mũ bảo hiểm có vẻ đơn giản, nhưng điều này chỉ đúng đối với những loại mũ rẻ tiền, kém chất lượng đang bày bán tràn lan ngay cả ở vỉa hè, với mức giá chỉ khoảng 30 ngàn đồng.
Một chiếc mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn có thể bảo vệ bạn trước những tai nạn khủng khiếp. ( ảnh minh hoạ)
Thực tế, bên trong một chiếc mũ bảo hiểm tiêu chuẩn là cả một hệ thống công nghệ đặc biệt, được tạo ra để giành giật lại sự sống cho người sử dụng, đặc biêt là những bạn đam mê phượt bằng mô tô.
Phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay là loại mũ 1/2 (nửa đầu), trong khi tại đa số những nước đưa việc sử dụng mũ bảo hiểm thành bắt buộc thì loại mũ cơ bản được quy đinh là mũ 3/4 (bảo vệ 3/4 đầu, không bao gồm khuôn mặt). Ngay cả khi đó, loại mũ 3/4 này cũng chỉ để sử dụng khi lưu thông trong đô thị với tốc độ vừa và thấp.
Mũ bảo hiểm này đang là xu hướng hiện nay, tuy nhiên đây vẫn chưa phải là chiếc mũ bảo hiểm được khuyến cáo sử dụng( ảnh minh hoạ)
II. Một chiếc mũ bảo hiểm tiêu chuẩn được cấu tạo như sau:
1. Lớp vỏ bảo vệ:
Cấu tạo cơ bản của một chiếc mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế gôm 5 thành phần chính là: lớp vỏ bên ngoài, lớp EPS giảm chấn, lớp lót, mặt kính bảo vệ và hệ thống dây đai, đinh tán, khớp xoay
Đây là lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, có tác dụng tương tự như chiếc mai rùa, chịu lực va đập và ma sát từ bên ngoài khi gặp tai nạn, giúp các thành phần bên trong được an toàn. Có một điều đặc biệt là thiết kế đầu tiên của mũ bảo hiểm xe máy chính là chiếc mũ bảo vệ đầu của các binh sĩ khi tham chiến trong thời kì đệ nhất thế chiến, nó có thể chống được…đạn.
Từ vật liệu sắt thép ban đầu, để phù hợp với mục đích mới, các nhà thiết kế đã đưa vào sử dụng vật liệu tiên tiến hơn như sợi thủy tinh và polycarbonate. Ngoài ra, một số thương hiệu sản xuất mũ bảo hiểm chuyên nghiệp còn sử dụng vật liệu sợi carbon gia cố Aramid để tăng sức bền.
Những lớp vật liệu xếp chồng lên nhau sẽ có tác dụng bảo vệ tăng gấp nhiều lần so với một lớp duy nhất bởi sức bền vật liệu thay đổi theo mức độ dày mỏng và sự đồng nhất. Bên cạnh đó, lớp vỏ còn là nơi chứa đựng những ý tưởng thiết kế, hình dáng hoa văn… tùy theo sở thích cá tính mỗi người.
2.Lớp lót EPS
Mặt cắt cho thấy lớp lót EPS trên một chiếc mũ tiêu chuẩn
Đây là lớp vật liệu thứ hai, tiếp xúc với đầu, và là thành phần quan trọng nhất của một chiếc mũ bảo hiểm tiêu chuẩn. Lớp lót này thường được làm từ EPS (Polystyrene) có mật độ vật chất không giống nhau với từng vị trí tiếp xúc với phần đầu của bạn.
Sơ đồ phân bỏ của mật độ hợp chất cấu tạo lên lớp lót EPS ở từng vị trí theo tiêu chuẩn hiện hành
Trong khi phần vỏ ngoài có tác dụng hỗ trợ chịu lực va đập và tránh trầy xước, thì phần lót này có tác dụng làm chậm sự chuyển động của lực nén, hấp thụ gần như hoàn toàn lực tác động do va đập, dàn đều ra toàn bộ bề mặt vật liệu, giúp bảo vệ phần đầu của bạn khỏi chấn động khi tai nạn, vốn là nguyên nhân chính của các chấn thương so não khi xảy ra tai nạn.
Một khi bị tai nạn và xảy ra va đập, dù bên ngoài không có biểu hiện nhưng lớp lót EPS bên trong đã thực thi nhiệm vụ hấp thụ va chạm và bị biến dạng. Do đó bạn nên thay mới mũ bảo hiểm sau khi đã xảy ra tai nạn
Lớp lót này không có khả năng phục hồi, nên sau tai nạn, chiếc mũ bảo hiểm của bạn thường không còn tác dụng bảo vệ thực sự, dù bên ngoài chỉ bị trầy xước.
3. Lớp lót“tiện nghi”
Lớp lót "tiện nghi" trong chiếc mũ bảo hiểm tiêu chuẩn
Đây là thành phần tạo cảm giác êm ái cho phần đầu của bạn khi sử dụng mũ bảo hiểm. Một chiếc mũ bảo hiểm tốt sẽ có lớp lót đủ mềm mại giúp phần đầu của bạn không quá căng khi sử dụng thời gian dài. Một điểm nữa cần lưu ý, lớp trong cùng này cần phải vừa vặn với đầugiúp bạn không cảm thấy khó chịu mỗi khi sử dụng.
Lớp lót này là thành phần được sử dụng để tạo size (cỡ) cho chiếc mũ bảo hiểm. Một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp là khi nó vừa vặn với bạn. Nếu quá nhỏ, chiếc mũ sẽ khiến bạn khó chịu trong suốt thời gian sử dụng, nhưng nếu quá rộng, không ôm khít đầu, lớp bảo vệ bên trong sẽ giảm đáng kể tác dụng hạn chế chấn động cho bạn khi gặp tai nạn.
Bảng thông số về kích cỡ đầu của người sử dụng quy đổi ra size (cỡ) mũ bảo hiểm
Thông thường, việc xác định cỡ của chiếc mũ bảo hiểm thường được đo đạc bằng đường kính vòng đầu lớn nhất của bạn.
4.Tấm che mặt
Tấm che mặt không chỉ bảo vệ bạn trước gió, bụi, mà còn bảo đảm tầm nhìn tốt cho bạn khi trơi mưa hay sương mù
Rõ ràng tấm che mặt là cần thiết và cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn vẫn nhìn thấy đường trong khi bụi bặm hay đất đá không thể gây tổn thương cho mắt, trán và da mặt, đặc biệt khi bạn lưu thông với tốc độ cao, thông thường miếng che này được làm từ nhựa Polycarbonate.
5.Các khớp nối, đinh tán và dây quai
Hệ thống quai đeo là thành phần gắn chiếc mũ bảo hiểm vào phần đầu của bạn, là chi tiết tối quan trọng trên một chiếc mũ bảo hiểm tiêu chuẩn
Hệ thống này liên kết các thành phần của chiếc mụ bảo hiểm với nhau, với khả năng vượt qua các giới hạn lực tác động tiêu chuẩn và khả năng chịu đàn hồi.
Trước khi đến tay khách hàng, tất cả các chi tiết này đều phải qua kiểm định đo lường và tuyệt đối an toàn với người sử dụng. Chúng bao gồm các lò xo và bản lề siêu bền được kiểm định chất lượng rất khắt khe.
Cấu tạo thông dụng của dây quai đeo
Dây quai cài mũ và chi tiết giúp cố định chiếc mũ bảo hiểm vào phần đầu của bạn, việc cài dây đúng cách sẽ giúp chiếc mũ luôn gắn trên đầu để bảo vệ bạn trước các tai nạn.
Dây quá chặt sẽ gây ra cảm giác thít cổ, gây khó thở, nhưng nếu quá rộng, sẽ khiến chiếc mũ không ổn định, có thể tuột khỏi đầu bạn trong các tình huống tai nạn, tất cả các hiện tượng này thể hiện rõ ràng hơn khi ở tốc độ càng cao.Dây cài đúng cách là khi bạn có thể đút 2 ngon tay vào giữa dây đai và phần cổ của mình.
III. Cách chọn mũ bảo hiểm
- Mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ, hạn chế tối đa phần chấn thương trên đầu, nhất là chấn thương sọ não, khi xảy ra tai nạn. Do vậy, khi chọn mua mũ bảo hiểm, nên mua các loại mũ đã được kiểm tra, thử nghiệm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (thường có dán tem trên mũ). Chỉ có mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng mới có tác dụng bảo vệ cho người đi xe máy khi chẳng may gặp tai nạn rủi ro.
2. Hợp với bất kỳ thời tiết nào
Hãy chọn mũ bảo hiểm phú hợp với mọi loại thời tiết ( ảnh minh hoạ)
Mũ bảo hiểm tốt có khả năng chịu nhiệt với bất kì thời tiết nào, không bị dị ứng cho da, tóc và không ảnh hưởng đến sức khoẻ người đội. Nên chọn mũ bảo hiểm vừa đầu và có bề mặt ngoài bóng, nhẵn; không sử dụng bu-lông, ốc-vít bằng kim loại. Các ốc của mũ bảo hiểm phải không lồi quá 3mm. Vỏ cứng của mũ bảo hiểm phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu và đảm bảo tầm nhìn tốt và khả năng nghe của người đội. Lớp xốp bên trong phải dày, dùng tay ấn mạnh vào lớp xốp thấy mịn, không lồi lõm.
Tổng hợp từ Internet