TNGT xảy ra phần lớn là do ý thức của người tham gia giao thông. Ảnh minh hoạ

Biết bao những khẩu hiệu với mục đích tuyên truyền trên khắp các tuyến đường như “Tuổi trẻ nói không với tai nạn giao thông”, "Tính mạng con người là trên hết". hay những câu slogan kiểu như “Văn hóa giao thông ? Hãy không lơ là!” Từ cờ đuôi nheo đến tấm áp phích tuyên truyền về văn hóa giao thông nhưng có vẻ chúng không đem lại được quá nhiều hiệu quả. Nguyên nhân là tại sao?

Cà Mau ra quân tuyên truyền ATGT.

Theo các bạn, liệu có mấy người hiểu được cái khái niệm “Văn hóa giao thông là gì?”. Khi được hỏi về khái niệm văn hóa giao thông. Thì có rất nhiều quan niệm khác nhau về tầm cỡ, quy mô của nó.

Có người trả lời rằng văn hóa giao thông là việc tuân thủ nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ. Một ý kiến khác cho rằng văn hóa giao thông là việc ứng xử khi tham gia giao thông như nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ nhỏ…kiểu liên quan đến đạo đức làm người. Có người lại nói rằng văn hóa giao thông không chỉ gói gọn trong việc tuân thủ luật giao thông mà nó còn thể hiện cả trong văn hóa ứng xử trong cách tham gia giao thông.

Từ đây mới thấy, vẫn còn một khoảng cách rất xa giữa những câu khẩu hiệu đối với những hành động cụ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam vẫn chưa thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Việc nói một cách rất chung chung, không cụ thể, rõ ràng, chi tiết thì làm sao người khác hiểu được vấn đề. Việc tuyên truyền khẩu hiệu mà không đi kèm hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì làm sao người tham gia giao thông hiểu hết được ý nghĩa của các tấm áp phích này chứ. Chẳng hạn tại những đoạn đường thường xuyên xảy ra ùn tắc, ngã 3, ngã tư, nguyên nhân xảy ra ùn tắc chủ yếu là do văn hóa nhường đường, văn hóa xếp hàng của người Việt. Cứ thấy trống là phi xe lên mặc dù chặn ngang xe đi ngược chiều, không ai chịu nhường ai…mà thiếu văn hóa hơn là những lời nói không dễ nghe một chút nào

Nếu tại những địa điểm này, có một câu hướng dẫn chi tiết đi kèm với những câu khẩu hiệu rất hay như “văn hóa nhường đường, văn hóa xếp hàng giảm ùn tắc giao thông” hay những lời nhắc người tham gia giao thông về tính nhường nhịn, hòa nhã, không chen lấn khi tham gia giao thông thì tốt biết bao. Nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật…là một nét đẹp văn hóa mà người Việt Nam cần có.

Những hình ảnh không đẹp khi va chạm giao thông. Ảnh minh hoạ

Tóm lại: Văn hóa giao thông là gì? văn hóa giao thông đường bộ là một khái niệm rất rộng lớn bao hàm tất cả những vấn đề liên quan đến giao thông, trật tự an toàn giao thông. Nếu chỉ tuyên truyền thì hiệu quả sẽ không cao. Phải kết hợp công tác tuyên truyền bằng khẩu hiệu ( phải những nội dung tuyên truyền chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu…) mang tính hướng dẫn, nhắc nhở tại những điểm nóng về giao thông hay những chốt giao thông, kết hợp tuyên truyền giáo dục sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Biến mọi chủ trương thành hành động thiết thực, hiệu quả.

Nguồn hoclaixe83.com – Thái An St