Thi công cải tạo bằng phương pháp cào bóc tái sinh nguội. Ảnh minh hoạ

Bộ GTVT vừa ban hành Quyết định số 1588/QĐ-BGTVT, về việc áp dụng công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng xi măng hoặc xi măng và nhũ tương nhựa đường trong cải tạo, sửa chữa và nâng cấp kết cấu áo đường ôtô.

Theo đó, cho phép áp dụng công nghệ cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng xi măng hoặc xi măng và nhũ tương nhựa đường trong cải tạo, sửa chữa và nâng cấp kết cấu áo đường ôtô. Tuy nhiên phải tuân thủ “Quy định kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp cào bóc tái sinh nguội tại chỗ bằng xi măng hoặc xi măng và nhũ tương nhựa đường trong kết cấu áo đường ôtô”. Trong quá trình áp dụng, nếu có những vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị cần tổng hợp và kịp thời báo cáo về Bộ GTVT xem xét giải quyết.

Như vậy, sau một thời gian thử nghiệm áp dụng vào một số tuyến cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1, công nghệ cào bóc tái sinh nguội là phương pháp cào bóc đi một lớp đường nhựa hiện có đến một độ sâu mong muốn, theo mặt cắt dọc, và dốc ngang, sử dụng thiết bị thiết kế đặc biệt, sau đó có thể được sử dụng như một bề mặt đường mà xe cộ có thể lưu thông được thảm hỗn hợp tái chế.

Công nghệ tái chế nguội bao gồm việc tái chế đường mà không cần áp dụng nhiệt trong quá trình tái chế để phục hồi mặt đường. Hai phần nhỏ trong công nghệ được sử dụng để tiếp tục xác định trên cơ sở quá trình sử dụng. Khi phụ gia tái chế là nhũ tương nhựa đường hoặc phụ gia nhũ tương. Đối với lớp xử lý có độ sâu từ 5 đến 6 inch (125-150 mm) có thể sử dụng các chất phụ gia hóa học, chẳng hạn như xi măng Portland, vôi hoặc tro bay được sử dụng để cải thiện tăng cường độ chịu ứng xuất cắt và khả năng chống lại ảnh hưởng của độ ẩm.

Công nghệ này tận dụng được toàn bộ phần vật liệu cũ nên tiết kiệm được chi phí về giá thành. Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ tái chế nguội mặt đường bê tông nhựa rút ngắn được thời gian thi công, đảm bảo phương tiện lưu thông ngay trong ngày trên những đoạn vừa sửa chữa.

Năm 2008, hãng SaKai (Nhật Bản) đã tiến hành thử nghiệm tái sinh nguội tại chỗ theo công nghệ của SaKai trên đoạn Tỉnh lộ 417 - Hà Nội: Từ Km20+200 - Km20+700 (chiều dài đoạn thử nghiệm là 500m), chất kết dính là xi măng, tỷ lệ 4%. Tháng 2/2009, Cty Vietraco và SaKai thực hiện đoạn thử nghiệm tái sinh tại QL1A, TP. Phủ Lý (tỉnh Hà Nam): Từ Km230+300 - Km230+400 (chiều dài đoạn thử nghiệm là 100m), sử dụng chất liên kết là xi măng kết hợp với nhũ tương (xi măng 2,5%; nhũ tương trung tính 5%), chiều sâu tái sinh theo thiết kế là 25cm.

Trên cơ sở kết quả đánh giá của Hội đồng KHCN Bộ BTVT, Bộ đã ban hành "Quy định tạm thời về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp tái sinh nguội tại chỗ bằng xi măng hoặc xi măng và nhũ tương nhựa đường trong kết cấu áo đường ô tô” kèm theo Quyết định số 3191/QĐ-BGTVT ngày 14/10/2013 để làm cơ sở để triển khai những dự án thí điểm diện rộng.

Việc Bộ GTVT có Quyết định 1588/QĐ-BGTVT chính thức thay thế Quyết định 3191/ QĐ-BGTVT đã khẳng định công nghệ cào bóc tái sinh nguội là công nghệ tiên tiến thích hợp. Nhằm cải tạo mặt đường bê tông nhựa cũ có lớp móng trên bằng cấp phối đá hoặc đá dăm, cuội sỏi hoặc mặt đường cấp phối đá dăm cũ với chiều sâu tái sinh kết cấu áo đường cũ từ 8cm cho đến lớn hơn 30cm, chất kết dính thường là nhũ tương, bi tum bọt có hoặc không có phụ gia xi măng.

Tiến hành đồng thời với việc cào bóc, phay, trộn, rải lại và lu lèn bằng một tổ hợp xe máy liên hoàn nên thi công nhanh, chất lượng tốt và dễ kiểm soát chất lượng; có thể xử lý triệt để các vết nứt và biến dạng của lớp mặt đường cũ tạo ra một lớp hỗn hợp vật liệu mới có tính đồng nhất, ổn định và có khả năng chịu lực cao. Rất thích hợp khi thi công trên đường đang khai thác, có khả năng cho phép thông xe trực tiếp trên bề mặt lớp tái chế sau 1 - 3 ngày.

Sau khi lu lèn, thảm nhựa lại mặt đường. Ảnh minh hoạ

Tận dụng tối đa vật liệu cũ, tái chế lại nên ít phải sử dụng vật liệu bổ sung, giá thành rẻ hơn so với làm mới. Đồng thời, có thể giữ nguyên cao độ mặt đường cũ (hoặc tôn cao không đáng kể) do chủ động điều tiết được lượng vật liệu tận dụng. Ít ảnh hưởng đến môi trường do ít phải sử dụng vật liệu đá bổ sung.

Theo baoxaydung.com.vn Khánh Ngọc st